• MXV-Index -% 2,254.78
  • MXV-Index Nông sản -% 1,354.66
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,412.95
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,461.28
  • MXV-Index Kim loại -% 1,878.08

Những biến động mạnh ở nhóm Năng lượng và Nông sản là tác nhân chính cho sự tăng điểm mạnh mẽ thị trường hàng hóa hôm qua. Kết phiên, chỉ số MXV Index tăng 68.32 điểm tương đương mức tăng 2.34%.

Nhóm Năng lượng:

Giá dầu thế giới tăng trong phiên 12/4 trong bối cảnh tình trạng phong tỏa tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) được nới lỏng và do sản lượng dầu và khí đốt ngưng tụ của Nga giảm xuống mức thấp của năm 2020 và Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cảnh báo không có khả năng “lấp” khoảng trống nguồn cung năng lượng từ Nga

Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc tăng 6,16 USD/thùng (6,3%) lên 104,64 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 6,31 USD/thùng (6,7%) lên 100,60 USD/thùng. Trong phiên 11/4, giá hai loại dầu chủ chốt này đều giảm khoảng 4%.

Các nguồn tin cho hay sản lượng dầu trung bình của Nga đã giảm hơn 6% xuống 10,32 triệu thùng/ngày trong thời gian từ 1-11/4, so với mức 11,01 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022.
Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa áp lệnh cấm vận lên dầu Nga, tuy nhiên một số ngoại trưởng cho biết lựa chọn này đã được đưa ra thảo luận.

Nhóm Nông sản:

Tiếp tục có sự tăng điểm mạnh mẽ khi sự lo ngại về nguồn cung do tình hình chiến sự Nga – Ukraine. Bên cạnh đó, sự lo ngại thiếu hụt phân bón do giá phân bón tăng cao cũng gây tâm lý lo sợ rủi ro toàn thị trường.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 11/4 đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt thực phẩm, giá thực phẩm có thể sẽ tăng them 3%-4% trong năm nay, dự kiến sẽ vượt qua mức trung bình lịch sửa và tỷ lệ lạm phát năm 2021.

USDA dự đoán giá lúa mì ở nông trại sẽ tăng 20%-23% trong năm nay và giá bột mì bán buôn sẽ tăng từ 12%-15%. Cũng theo báo cáo, giá thực phẩm tại nhà hàng Mỹ dự kiến thậm chí sẽ tăng cao hơn giá tại các cửa hàng tạp hóa từ 5,5% đến 6,5%, qua đó đưa giá thực phẩm tổng thể dự kiến tăng khoảng 4,5% đến 5,5%.

Kết phiên, Lúa mỳ tăng 2.07% lên mức 1.103,6 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tăng 1.54% lên mức 776,2 Cent/giạ. Đậu tương tăng 0.91% lên mức 1.670,2 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 265 yen/kg, giảm 0,34% (tương đương 0,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.285 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,45% (tương đương 60 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Cũng trong sáng nay, Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu đi xuống. Theo đó, giá cà phê  robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.098 USD/tấn sau khi giảm 0,47% (tương đương 10 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 233,60 US cent/pound, giảm 1,27% tương đương 3 cent.

Nhóm Kim loại:

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng nhẹ 0,7% lên 1.966 USD/ounce, còn giá bạc đóng cửa cao hơn gần 3% lên 25,7 USD/ounce. Trái lại, giá bạch kim giảm nhẹ 0,6% về 972,4 USD/ounce. Phần lớn các mặt hàng kim loại quý đều nhận được sức mua lớn nhờ vai trò trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu ngày một leo thang.

Không chỉ Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới được công bố của Mỹ cũng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, và 1,2% so với tháng 2, vượt dự đoán của các chuyên gia và vẫn mạnh nhất trong vòng 40 năm. Chỉ số CPI lõi (ngoại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm) tăng 0,3% so với tháng 2, thấp hơn mức dự báo.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, phần lớn các mặt hàng đã khôi phục lại sắc xanh. Giá đồng tăng 1,6% và lấy lại mức 4,71 USD/pound, giá quặng sắt cũng tăng 2,5% lên 155,6 USD/pound. Ngoài ra, phần lớn các mặt hàng khác trên Sở LME cũng nhận được sức mua lớn trong phiên hôm qua.

Áp lực lạm phát gia tăng khiến cho các loại nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu như kim loại trở nên giá trị hơn. Không chỉ chi phí sản xuất tăng, áp lực gián đoạn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu cũng khiến cho các mặt hàng kim loại này khó tới tay người tiêu dùng hơn.

TIN TRONG NƯỚC:

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng mạnh 71%

Số liệu mới được công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ, thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của nước ta trong quý I đã tăng mạnh 70,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kỷ lục 574,4 triệu USD.

Qua đó góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lên mức 2,5 tỷ USD  trong quý I, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ trong năm 2021 cũng tăng mạnh 27% so với năm 2020, đạt 2 tỷ USD và là con số cao nhất từ khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 557.991 tấn thủy sản với giá trị hơn 5 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022, tăng 13,8% về lượng và tăng tới 38,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về khối lượng thủy sản xuất khẩu vào Mỹ sau Trung Quốc và Ấn Độ với 51.125 tấn, tăng mạnh 18,2% so với cùng kỳ và chiếm 9,2% thị phần thủy sản nhập khẩu vào Mỹ. Giá trị xuất khẩu tương ứng đạt hơn 345 triệu USD, tăng 44,6%.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *