• MXV-Index -% 2,254.78
  • MXV-Index Nông sản -% 1,354.66
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,412.95
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,461.28
  • MXV-Index Kim loại -% 1,878.08

Phiên giao dịch đầu tuần trên thị trường hàng hóa không có nhiều biến động đột biến. Chỉ số MXV Index giảm 23.75 điểm tương đương với mức giảm 0.81%. Nhóm Năng lượng đóng vai trò là tác nhân chính cho làm chững lại đà tăng của MXV Index.

Nhóm Năng lượng:

Phiên 11/4, giá dầu Brent rơi xuống dưới 100 USD/thùng, giữa những lo ngại diễn biến của dịch COVID-19 tại Trung Quốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ.

Chốt phiên 11/4, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 4,30 USD (4,2%) xuống 98,48 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 16/3. Còn dầu WTI giảm 3,97 USD (4%) xuống 94,29 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 25/2, một ngày sau khi Nga tiến hành chiến tranh tại Ukraine.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn Eurasia Group, có trụ sở tại Mỹ, nhận định hoạt động tiêu thụ nhiên liệu tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã đình trệ trước sự bùng phát các ca mắc COVID-19 tại Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc. Theo công ty này, chính sách phong tỏa tại Thượng Hải có thể làm giảm mức tiêu thụ dầu tổng thể của Trung Quốc lên tới 1.3 triệu thùng mỗi ngày. Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu sức ép trước kế hoạch mở kho dầu dự trữ chiến lược của các nước. Các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ xuất kho dự trữ 60 triệu thùng dầu trong vòng sáu tháng tới. Mỹ cũng có kế hoạch giải phóng 180 triệu thùng từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược được công bố trong tháng Ba.

Theo các nhà phân tích của ngân hàng JP Morgan (Mỹ), việc giải phóng lượng dầu từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) khoảng 1,3 triệu thùng/ngày trong sáu tháng tới sẽ đủ để bù đắp tình trạng thiếu hụt 1 triệu thùng/ngày từ Nga.

Nhóm Nông sản: 

Có sự biến động trái chiều giữa Lúa mỳ với ngô và đậu tương. Trong khi lúa mỳ tăng 2.83% lên mức 1.081,2 Cent/giạ thì Đậu tương giảm 2% về mwcs1.655,2 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 0.55% về mức 764.4 Cent/giạ.

Thị trường Nông sản tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới, do lo ngại tình hình chiến sự tại Ukraine kéo theo sự thiếu hụt nguồn cung và gây ra tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, dẫn đến sự xuất hiện dày đặc của các lệnh trừng phạt và cấm nhập khẩu, thực trạng cơ sở hạ tầng bị phá hủy, cuộc khủng hoảng người tị nạn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá lương thực toàn cầu đã tăng cao chóng mặt.

Nghịch lý xảy ra khi giá tăng cao trong khi hàng tồn kho có khả năng giảm đã đẩy thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng vào nguy cơ mất an ninh lương thực.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cơ quan chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Liên hợp quốc, Nga và Ukraine sản xuất đến 6% tổng số ngũ cốc được trồng trên toàn cầu. Đây cũng là hai quốc gia xuất khẩu đến 16% các loại ngũ cốc như lúa mỳ, ngô, yến mạch và lúa mạch.

Những loại ngũ cốc này xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của người Mỹ, từ ngũ cốc ăn sáng đến bánh mỳ, mỳ ống và siro ngô – vốn được dùng để làm ngọt đồ uống.
Ngoài ra, Nga và Ukraine cũng cung cấp thức ăn chăn nuôi. Điều này có nghĩa là lạm phát đối với thực phẩm cung cấp protein như thịt gà hoặc thịt lợn sẽ tiếp tục tăng.
Ukraine cũng sản xuất 50% nguồn cung dầu hướng dương của thế giới. Do đó, các nhà sản xuất thực phẩm sẽ cần cải tiến để thay thế dầu hướng dương, thường được sử dụng trong một số loại thực phẩm, bằng các loại dầu khác.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà tăng. Theo đó, Cafe robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.108 USD/tấn sau khi tăng 0,81% (tương đương 17 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 236,60 US cent/pound, tăng 2,14% (tương đương 4,95 cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Cũng trong sáng nay Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2022 ghi nhận mức 268,9 yen/kg, giảm 0,04% (tương đương 0,1 yen/kg).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 không đổi ở mức 13.265 nhân dân tệ/tấn.

Nhóm Kim loại:

Nhóm sản phẩm giao dịch trên sở Giao dịch hàng hóa London LME cũng có biến động trái chiều. Kẽm tăng 1.29% lên mức 4.305 USD/Tấn. Trong khi đó giá Nhôm LME giảm 5.02% về mức 3.251 USD/Tấn. Niken LME giảm 3.38% về mức 32.850 USD/Tấn.

TIN TRONG NƯỚC:

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay ở các tỉnh trọng điểm trong nước đồng loạt đi ngang. Mức giá hiện dao động trong khoảng 75.000 – 77.500 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai lần lượt ghi nhận mức giá là 75.000 đồng/kg và 75.500 đồng/kg.

Tiếp đó là ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước với chung mức giá ghi nhận là 76.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng ổn định tại mức 77.500 đồng/kg. Đây cũng là mức cao nhất ở thời điểm hiện tại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *