• MXV-Index -% 2,254.78
  • MXV-Index Nông sản -% 1,354.66
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,412.95
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,461.28
  • MXV-Index Kim loại -% 1,878.08
  • Sau động thái của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, quyết định “bơm” thêm 120 triệu thùng dầu từ kho dự trữ, cùng với việc đồng USD mạnh lên nhờ biên bản thể hiện lập trường ủng hộ nâng lãi suất của Fed, thị trường hàng hóa tiếp tục duy trì đà giảm điểm. Kết phiên, chỉ số MXV Index giảm 0.22% về mức 2.897.45 điểm.

Nhóm Năng lượng:

Nhật Bản hôm nay quyết định xuất kho dầu dự trữ quốc gia nhằm góp phần hạ nhiệt giá Dầu. Lượng dầu sẽ được Nhật Bản đưa ra thị trường là 15 triệu thùng, tương đương mức độ tiêu thụ dầu trong nước này khoảng 7-8 ngày và được thực hiện trong nửa năm với mức đưa là 80.000 thùng/ngày.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tung ra lượng dầu lớn từ kho dự trữ chiến lược quốc gia kể từ năm 1978. Lượng dầu sẽ được đưa ra thị trường là 15 triệu thùng, tương đương mức độ tiêu thụ dầu trong nước này khoảng 7-8 ngày và được thực hiện trong nửa năm với mức đưa là 80.000 thùng/ngày.

Mức đóng góp của Nhật Bản chiếm 1/4 số lượng dầu được đưa ra thị trường trong số các quốc gia (trừ Mỹ).

Phát biểu tại cuộc họp báo khi công bố quyết định trên, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bình ổn thị trường năng lượng quốc tế và Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để làm việc với các nhà sản xuất dầu về vấn đề này.

Kết phiên, giá Dầu WTI giảm 0.21% về mức 96.03 USD/Thùng. Dầu Brent giảm 0.48% về mức 100.58 USD/Thùng.

Nhóm Nông sản:

Theo Bloomberg, chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trên kênh Green Markets trong tuần kết thúc vào ngày 1/4 là 1.269,8 USD/tấn, giảm 0,6 USD/tấn. So với trước khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, giá mặt hàng này tăng hơn 40%.

Thị trường phân bón thế giới đang chịu tác động của cuộc chiến tại Ukraine. Ngày 2/3, Liên minh châu Âu (EU) thông qua các lệnh trừng phạt mới với Belarus vì cho rằng nước này có vai trò trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Biện pháp trừng phạt nhằm vào “một số ngành kinh tế, đặc biệt, trong đó có sản xuất kali của Belarus”.

Việc ảnh hưởng từ thị trường phân bón tác động không nhỏ đến các quốc gia xuất khẩu nông sản. Cùng với việc nguồn cung gián đoạn do cuộc chiến Nga – Ukraine, tâm lý lo ngại rủi ro có thể sẽ còn tác động đến thị trường Nông sản trong thời gian dài. Vấn đề An ninh lương thực đang là mối quan tâm hàng đầu của các Quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu.

Kết phiên, Đậu tương kỳ hạn tháng 5 tăng 1.61% lên mức 1.645,4 Cent/giạ. Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 giảm 1.75% về mức 1.020 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 0.16% lên mức 757.6 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Khảo sát nhanh vào hồi 7h15 sáng nay (giờ Việt Nam), Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2022 ghi nhận mức 264,4 yen/kg, tăng 0,53% tương đương 1,4 yen/kg.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.205 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,57% tương đương 210 nhân dân tệ, so với giao dịch trước đó.

Trong hai tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) của Trung Quốc đạt 1,01 tỷ USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong sáng nay, giá cà phê tiếp tục đi xuống. Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.064 USD/tấn sau khi giảm 1,39% (tương đương 29 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 226,15 cent/pound, giảm 0,64% tương đương 1,45 US cent.

Nhóm Kim loại:

Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất, đang phải đối mặt với dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán, các hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc bị gián đoạn vào tháng 3.

Các nhà phân tích của Citi cho biết, mặc dù các nhà đầu tư đang kỳ vọng giá và nhu cầu kim loại sẽ tiếp tục tăng mạnh ở các thị trường phát triển trong thời gian tới, nhưng họ cũng thấy rằng rủi ro suy thoái vào năm 2023 đang gia tăng.

Giá đồng giảm trong phiên giao dịch ngày 7/4/2022, do lo ngại việc Mỹ tăng mạnh lãi suất sẽ khiến kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, và những lệnh trừng phạt mới đối với Nga cũng làm giảm nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro cao như đồng, trong khi đẩy USD lên mức cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Tồn kho kẽm tại kho London giảm xuống còn 45.850 tấn từ hơn 100.000 tấn một tuần trước, làm tăng lo ngại về nguồn cung đang thắt chặt. Giá kẽm được giao dịch trên sàn London giảm 1.22% xuống mức 4.222 USD/tấn nhưng tăng khoảng 20% trong năm nay sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3/2022.

Giá các kim loại khác cũng có sự thay đổi. Giá nhôm giảm 2.68% xuống 3.347 USD/tấn, giá nikel giảm 0.13% về mức 33.475 USD/tấn.

TIN TRONG NƯỚC:

Giá Gạo nguyên liệu giảm nhẹ

Tại thị trường An Giang, các loại lúa gạo ổn định. Lúa nếp Long An 5.300-5.500 đồng/kg; lúa Jasmine 5.700-5.900 đồng/kg; lúa IR 50404 5.500-5.600 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 5.800- 6.000 đồng/kg; lúa nhật 8.000-8.500 đồng/kg; gạo thường 11.000 – 12 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3 năm 2022 ước đạt 500 nghìn tấn với giá trị đạt 246 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2022 đạt 1,48 triệu tấn và 715 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Dự kiến tính đến hết ngày 10/4, toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch được 70 – 75% diện tích lúa Đông Xuân, trong đó nhiều tỉnh đã qua đỉnh vụ, lượng lúa về ít lại. Trong tuần đầu tháng 4/2022, giao hàng gạo Việt Nam chủ yếu giao qua các thị trường Philippines và châu Phi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *