• MXV-Index -% 2,254.78
  • MXV-Index Nông sản -% 1,354.66
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,412.95
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,461.28
  • MXV-Index Kim loại -% 1,878.08

Thị trường hàng hóa tuần qua đánh dấu một tuần giảm điểm. Nguyên nhân được cho là do những tiến triển đạt được từ cuộc đàm phán của Nga – Ukraine. Tâm điểm thị trường ở nhóm Năng lượng và Nông sản. Sự sụt giảm của hai nhóm này là tác nhân chính khiến cho chỉ số MXV Index giảm 157.65 điểm, tương đương mức giảm 5.18% cho cả tuần.

Nhóm Năng lượng:

Tuần qua, thị trường dầu mỏ thế giới đã chịu nhiều sức ép, trước mối lo ngại về nhu cầu, tiến triển trong đàm phán Nga-Ukraine và quyết định giải phóng lượng dầu kỷ lục của Mỹ.

Tính chung cả tuần, cả giá dầu Brent lẫn dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều giảm khoảng 13%, ghi dấu mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong vòng hai năm.
Trong phiên đầu tuần (28/3), giá dầu giảm khoảng 7% sau khi trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc tiến hành phong tỏa để hạn chế số ca mắc COVID-19, làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nhu cầu dầu. Thượng Hải đã bước vào tình trạng phong tỏa hai giai đoạn đối với 26 triệu dân ở thành phố này trong ngày 28/3, trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Ngày 31/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quyết định xuất kho khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) trong 180 ngày nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu. Thông báo của Nhà Trắng nhấn mạnh đây là mức “chưa từng có tiền lệ” bởi thế giới chưa từng giải phóng lượng dầu dự trữ lên tới 1 triệu thùng/ngày trong thời gian lâu như vậy. Mức giải phóng kho dầu dự trữ này tương đương với nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong khoảng hai ngày và đánh dấu lần thứ ba Mỹ mở SPR trong vòng sáu tháng qua.

Trong phiên cuối tuần (1/4), giá dầu tiếp tục giảm khi các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhất trí “bơm” thêm dầu ra thị trường. Tuy nhiên Các chuyên gia nhấn mạnh lượng dầu dự trữ Mỹ tung ra thị trường vẫn không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm dầu thô của Nga. Theo IEA, sản lượng dầu của Nga có thể giảm 3 triệu thùng/ngày trong tháng Tư. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung bổ sung từ Mỹ sẽ chỉ thay thế 1/3 sản lượng bị hụt từ Nga.

Kết phiên cuối tuần:

Giá Dầu WTI đóng cửa tại mức 99.27 USD/Thùng, giảm 12.84%. Dầu Brent kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tại mức 104.39 USD/Thùng, giảm 13.48%.

Ở một diễn biến khác, tuần qua có 3 nước Châu Âu ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga. Kể từ ngày 1/4, ba nước vùng Baltic, gồm Latvia, Estonia và Litva không còn nhập khẩu khí đốt của Nga. Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các thành viên trong EU làm theo các động thái của Baltic.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách tận dụng vị thế của một cường quốc năng lượng của Nga để gây sức ép với các nước nhập khẩu.

Sau khi nền kinh tế bị tê liệt vì hàng loạt lệnh cảnh báo, Nga yêu cầu các nước thành viên của EU thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble. Trước đó, vào ngày 31/3, ông Putin đã tuyên bố các hợp đồng khí đốt hiện tại sẽ bị dừng nếu các khoản thanh toán không được thực hiện.

Đầu tháng 3, Mỹ đã quyết định cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, còn EU đã giữ lại các hợp đồng mua khí đốt từ Moscow trong khi Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các thành viên còn lại trong EU làm theo các động thái của Baltic.

Nhóm Nông sản:

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine mới đây cảnh báo nước này có thể mất một nửa sản lượng mùa vụ năm nay do xung đột khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Bộ trưởng Mykola Solsky cho biết năm 2021 Ukraine đã thu hoạch kỷ lục 106 triệu tấn ngũ cốc, nhưng năm nay, con số này có thể giảm 25% hoặc thậm chí 50%. Thậm chí Bộ trưởng Solsky còn cho rằng “đó vẫn là một dự báo lạc quan”.
Vốn nổi tiếng với đất đen màu mỡ, Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới và đang trên đà trở thành nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 3 toàn cầu.

Do xung đột, một số khu vực, cụ thể là các tỉnh Kherson màu mỡ, Zaporizhzhia và Odessa ở miền Nam không thể canh tác nông nghiệp. Trong khi Bộ trưởng Solsky cam kết rằng “nông dân Ukraine sẽ gieo hạt ở mọi nơi có thể”, ông ước tính họ chỉ có thể tiếp cận 50-75% diện tích đất trồng trọt của Ukraine trong mùa vụ này, điều có thể ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực trên toàn thế giới./.

Tuy vậy, diện tích gieo trồng vụ xuân của Ukraine vẫn tăng 10%. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine Taras Vysotskiy cho biết nông dân nước này gieo trồng ngũ cốc khoảng 400.000 hecta (ha) vụ Xuân, hơn khoảng 10% so với cùng kỳ niên vụ trước. Theo ông Vysotskiy, việc thiếu nhiên liệu không ảnh hưởng đến việc gieo trồng ngũ cốc. Ông nói: “Chúng tôi đang đàm phán với các nhà cung ứng để chiến dịch gieo trồng không ngừng”.
Trong tháng Ba, các quan chức nông nghiệp Ukraine cho hay diện tích gieo trồng ngũ cốc vụ Xuân 2022 có thể giảm hơn 1/2 so với năm ngoái, đạt khoảng 7 triệu ha, thấp hơn so với dự kiến 15 triệu ha trước khi diễn ra xung đột Nga-Ukraine.

Tuần trước, Bộ trưởng Nông nghiệp của Ukraine Mykola Solskyi cho biết dự trữ ngũ cốc cho xuất khẩu trị giá tới 7,5 tỷ USD. Ông nhấn mạnh giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nếu cuộc khủng hoảng tại Ukraine chưa kết thúc./. Kết phiên cuối tuần, Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 giảm 10.69% về mức 984.4 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 2.52% về mức 735 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Thị trường cà phê kỳ hạn tiếp tục thể hiện mối quan ngại bên cạnh các lệnh cấm vận vì cuộc chiến ở Đông Âu là việc Trung Quốc phong tỏa trung tâm vận chuyển hàng hóa Thượng Hải để phòng chống biến thể covid-19 mới.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 26 USD, xuống 2.139 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 22 USD, còn 2.130 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tăng liên tiếp phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 2 cent, lên 228,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng thêm 2 cent, lên 228,45 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Nhóm Kim loại:

Giá đồng kỳ hạn ba tháng giảm 0,2% xuống 10.357 USD/tấn. Hợp đồng đồng giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,1% xuống 73.500 CNY/tấn.

Giá đồng giảm vào thứ Sáu (1/4) khi hoạt động của các nhà máy tiêu thụ kim loại hàng đầu ở Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm vào tháng trước, do ảnh hưởng của sự hồi sinh COVID-19 và các hạn chế liên quan.

Trên sàn giao dịch London giá đồng kỳ hạn ba tháng giảm 0,2% xuống 10.357 USD/tấn, sau hai ngày tăng. Hợp đồng đồng giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,1% xuống 73.500 CNY (tương đương 11.581,92 USD)/tấn.

Hầu hết các nhà máy châu Á hoạt động chậm lại trong tháng 3/2022, do nhu cầu của Trung Quốc sụt giảm và chi phí nguyên liệu thô tăng cao do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra. Các nhà máy tại đây đang phải chịu đựng sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài.

Sản lượng đồng tại Chile, nhà sản xuất kim loại lớn nhất thế giới, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 399.817 tấn trong tháng 2/2022.

TIN TRONG NƯỚC: 

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng mạnh và trợ lực từ các FTA.

Cụ thể, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ và chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may.

Trong báo cáo ngành dệt may 2022, CTCK Mirae Asset đánh giá triển vọng ngành dệt may ở thị trường lớn là Mỹ, EU. Mirae Asset kỳ vọng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ năm 2022 có thể đạt 18 tỷ USD trong năm nay, tương ứng với mức tăng gần 17%, trong bối cảnh tăng trưởng GDP Mỹ đạt 5,7% trong năm 2021 và hoạt động bán lẻ thời trang ghi nhận tăng trưởng mạnh trong quý IV/2021.

Còn tại thị trường EU, Mirae Asset cho rằng xuất khẩu may mặc Việt Nam vào EU trong năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức quanh 3 tỷ Euro mặc dù nền kinh tế khu vực này ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 5,2% trong năm 2021, trở về quy mô cuối năm 2019 và hoạt động bán lẻ hàng thời trang tiếp tục phục hồi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *