• MXV-Index -% 2,334.78
  • MXV-Index Nông sản -% 1,373.85
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,590.37
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,681.64
  • MXV-Index Kim loại -% 1,893.48

Thị trường hàng hóa có một tuần tăng điểm mạnh mẽ. Tính từ phiên giao dịch thứ 2 ngày 21 tháng 3 đến hết phiên giao dịch thứ 6 ngày 25 tháng 3, chỉ số MXV Index đã tăng 151.96 điểm, tương đương mức tăng 5.26%. Trong đó dẫn đầu là nhóm năng lượng, tiếp theo là nhóm Nông sản và Kim loại.

Nhóm Năng lượng:

Hãng tin RIA đưa tin ngày 25/3 – Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Sáu cảnh báo về tình trạng phá sản toàn cầu nếu các nước từ chối thanh toán cho xuất khẩu khí đốt của họ bằng đồng rúp. Bộ cũng cho biết việc Nga rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho Gazprom chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp cho việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu và tập đoàn khí đốt khổng lồ này còn 4 ngày để tìm cách thu về doanh số hàng tỷ đô la, Điện Kremlin cho biết.

Tuần qua cũng đánh dấu sự trở lại trên 110 USD/Thùng của giá Dầu. Cụ thể dầu Brent kỳ hạn tháng 6 tăng 11.79% lên mức 120.65 USD/Thùng. Dầu WTI kỳ hạn tháng 5 tăng 10.49% lên mức 113.9 USD/Thùng.

Tuy vậy, ghi nhận sáng nay Giá dầu giảm hơn 3 đô la vào đầu phiên do triển vọng giảm nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc sau khi các nhà chức trách ở Thượng Hải cho biết họ sẽ đóng cửa trung tâm tài chính của đất nước vì COVID-19 trong hơn 9 ngày.

Ngày 26 Tháng Ba, theo Reuters – Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi các nước sản xuất năng lượng tăng sản lượng để Nga không thể sử dụng sự giàu có về dầu khí của mình để “tống tiền” các quốc gia khác.

Phát biểu tại hội nghị quốc tế Diễn đàn Doha thông qua liên kết video, Zelenskiy cho biết các quốc gia như Qatar có thể đóng góp vào sự ổn định của châu Âu

Cuộc xâm lược kéo dài một tháng vào Ukraine của Nga, nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu, đã làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và tăng cường giám sát việc các nước Liên minh châu Âu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.

Nhóm Nông sản:

Cũng đánh dấu một tuần tăng giá mạnh mẽ, trong đó Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 tăng 3.63% lên mức 1.102,2 USD/GIẠ. Ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 1.67% lên mức 754 CENT/GIẠ. Điều tương tự diễn ra ở nhóm đậu tương khi Đậu tương kỳ hạn tháng 5 tăng 2.53% lên mức 1.710,2 CENT/GIẠ. Khô đậu tương kỳ hạn tháng 5 tăng 2.29% lên mức 487.9 USD/TẤN. Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 5 tăng 3.4% lên mức 74.75 CENT/POUND.

Ngày 26 tháng 3, Bộ trưởng nông nghiệp mới của Ukraine Mykola Solskyi cho biết khả năng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn theo ngày và sẽ chỉ được cải thiện nếu chiến tranh với Nga kết thúc.

Phát biểu trong một cuộc họp trên truyền hình, Solskyi cho biết Ukraine, một trong những nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, thông thường sẽ xuất khẩu từ 4 triệu đến 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng – khối lượng đã giảm xuống chỉ còn vài trăm nghìn tấn.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Cập nhập sáng nay, Trên thị trường thế giới, giá cà phê nhìn chung tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.148 USD/tấn sau khi tăng 0,56% (tương đương 12 USD).

Riêng giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 221,85 US cent/pound, không có biến động mới tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Nga tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào năm 2020. Theo báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp Nga (RSHB), mức tiêu thụ trong năm 2021 đạt 303.000 tấn, trong đó 243.639 tấn là nhập khẩu.

Cũng trong sáng nay, Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 258 yen/kg, tăng 1,86% (tương đương 4,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.390 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,04% (tương đương 5 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Nhóm Kim loại:

Đà tăng tuần qua chủ yếu nằm ở nhóm kim loại giao dịch trên Sở giao dịch London LME. Dẫn đầu là Nhôm LME khi kết tuần tăng 5.6% lên mức 3.590,5 USD/TẤN. Tiếp theo là Kẽm LME tăng 5.5% lên mức 4.055,5 USD/TẤN. Tuy nhiên tuần qua cũng ghi nhận đà giảm trở lại với Niken khi kết tuần Niken giảm 2.48% về mức 36.000 USD/TẤN. Dự báo thị trường kim loại sẽ tiếp tục ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự tại Ukraine và có thể duy trì đà tăng nhẹ trong giai đoạn sắp tới.

TIN TRONG NƯỚC: Tháng 1/2022, Việt Nam lọt top 4 nhà cung ứng tôm của Mỹ

Đầu năm 2022, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 78.716 tấn, giá trị tương đương 745 triệu USD, tăng 13% về lượng và 24% về giá trị. Trong đó, Ấn Độ, Indonesia, Ecuador và Việt Nam là 4 nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ.

Undercurrent News dẫn lời Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) cho biết, bước sang năm 2022, nhập khẩu tôm của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng, tiếp đà của năm 2021.

Cụ thể, trong tháng 1, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 78.716 tấn tôm, tương đương 745 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá nhập khẩu tôm của Mỹ cũng tăng 10% so với tháng 1/2021, từ 8,64 USD/kg lên 9,46 USD/kg. NOAA cho rằng giá tôm nhập khẩu có thể đi ngang. Vì mức giá nhập khẩu tôm tháng 1 đã giảm 2% so với tháng 12/2021, tức 9,63 USD/kg và giảm 3% so với tháng 11/2021, tức 9,74 USD/kg.

Ecuador, quốc gia Nam Mỹ vốn thường xếp hạng hai trong danh sách, xuất khẩu được 14.856 tấn tôm sang Mỹ, giá trị tương đương116 triệu USD – tăng 57% về lượng và 91% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tôm xuất khẩu của Ecuador tại Mỹ tăng đột phá 22% so với cùng kỳ năm 2021, từ 6,43 USD/kg lên 7,83 USD/kg.

Xếp hạng 4 là Việt Nam, tổng lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1 năm nay đạt hơn 6.500 tấn, tương đương hơn 75 triệu USD – tăng 9% về lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *