• MXV-Index -% 2,334.78
  • MXV-Index Nông sản -% 1,373.85
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,590.37
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,681.64
  • MXV-Index Kim loại -% 1,893.48

Qũy tiền tệ quốc tế IMF ngày 19 tháng 4 đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế và cảnh báo lạm phát sẽ còn tăng cao. Điều này tác động lớn đến thị trường năng lượng, 5/5 sản phẩm trong nhóm đều đồng loạt giảm điểm mạnh kéo theo đà giảm điểm của chỉ số MXV Index. Kết phiên, MXV Index đóng cửa tại 3.040,29 điểm. giảm 78.63 điểm, tương đương mức giảm 2.52%.

Nhóm Năng lượng:  

Giá dầu thô giảm hơn 5% trong phiên giao dịch đầy biến động của ngày thứ Ba (19/4), vì lo ngại nhu cầu sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế và cảnh báo lạm phát tăng cao hơn.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 5,22% xuống 107,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 5,22% xuống 102,56 USD.

Giá giảm bất chấp sản lượng giảm từ OPEC+, sản xuất 1,45 triệu thùng/ngày, thấp hơn mục tiêu đặt ra vào tháng 3, do sản xuất của Nga bắt đầu giảm sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc tấn công Ukraine, Reuters trích báo cáo từ liên minh cho biết.

Báo cáo cho thấy Nga đã sản xuất khoảng 300.000 thùng/ngày, thấp hơn mục tiêu vào tháng 3 là 10,02 triệu thùng/ngày.

OPEC+, gồm OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu, tháng trước đã đồng ý tăng sản lượng dầu hàng tháng thêm 432.000 thùng/ngày trong tháng 5, bất chấp áp lực bơm thêm dầu của các nước tiêu thụ lớn.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại vào tháng 3, làm xấu đi triển vọng vốn đã bị suy yếu bởi các biện pháp hạn chế COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine.

Tuy nhiên, nhu cầu nhiên liệu tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới có thể bắt đầu tăng khi các nhà máy sản xuất chuẩn bị mở cửa trở lại ở Thượng Hải.

Nhóm Nông sản:

Thị trường nông sản có biến động trái chiều khi tăng mạnh vào đầu phiên ngày 19.4 nhưng lại sụt giảm mạnh mẽ vào cuối phiên. Theo Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu lúa mì trong tháng 3 của nước này đã đạt 870.000 tấn, cao hơn 95,1% so với trong tháng 3 năm 2021, và nâng lũy kế nhập khẩu kể từ đầu niên vụ lên mức 3,05 triệu tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lo ngại về việc chiến tranh giữa Nga và Ukraine kéo dài đang là động lực khiến quốc gia tỷ dân tích trữ lương thực trong tháng vừa rồi.

Đối với nhóm đậu tương, tốc độ giao hàng đậu tương Mỹ có tuần tăng thứ 4 liên tiếp trong báo cáo Export Inspection của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng là yếu tố thúc đẩy lực mua đối với mặt hàng này khi bước vào phiên tối.

Bên cạnh đấy, dầu đậu tương cũng tiếp tục tăng mạnh nhờ những số liệu trong báo cáo NOPA được công bố vào phiên cuối tuần trước. Cụ thể, khối lượng ép dầu trong tháng trước của Mỹ đạt 181,76 triệu giạ, mức kỷ lục trong giai đoạn tháng 3 hằng năm. Bên cạnh đó, tồn kho dầu đậu tương lại giảm hơn 7% so với tháng 2. Điều này cho thấy nhu cầu đối với dầu đậu vẫn đang đang rất mạnh khi nguồn cung dầu ăn tại biển Đen bị gián đoạn và là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá.

Khi IMF hạ triển vọng tăng trưởng đã làm giảm tâm lý lo sợ rủi ro trên thị trường, giá sụt giảm vào cuối phiên nhưng dự báo đây chỉ là đợt giảm điều chỉnh. Những yếu tố cơ bản vẫn đang dự báo sự lo ngại về nguồn cung gián đoạn do chiến sự Nga – Ukraine và lạm phát tiếp tục tăng cao.

Kết phiên, Lúa mỳ kỳ hạn giảm 1.7% về mức 1.109 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn giảm 1.13% về mức 804 Cent/giạ. Khô đậu tương giảm 1.37% về mức 459,6 USD/Tấn.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 259,5 yen/kg, giảm 2,44% (tương đương 6,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.250 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,56% (tương đương 75 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong hai tháng đầu năm 2022, Brazil nhập khẩu 41,37 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS 4001), trị giá 73,81 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 52,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Indoensia, Bờ Biển Ngà, Việt Nam và Malaysia là 5 thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn nhất cho Brazil, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Cũng trong sáng nay, giá cà phê tiếp đà đi xuống. Theo đó, giá cà phê  robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.074 USD/tấn sau khi giảm 0,62% (tương đương 13 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 221,3 US cent/pound, giảm 0,98% tương đương 2,2 cent.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 – 2022 dự kiến đạt tổng cộng 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 – 2021.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt gần 94 triệu bao, giảm 7,1% so với niên vụ trước. Trái lại, sản lượng cà phê robusta dự kiến tăng 5,1% lên mức 73 triệu bao.

Nhóm Kim loại:

Giá thép hôm nay tăng lên mức 5.081 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. China Steel Corp dự kiến sẽ tăng giá thép trong nước vào tháng tới, với mức điều chỉnh trung bình là 2,95%.

Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 48 nhân dân tệ lên mức 5.081 nhân dân tệ/tấn vào thời điểm 9h30 ngày 19 tháng 4. Taipei Times đưa tin, China Steel Corp cho biết, họ dự kiến sẽ tăng giá thép trong nước vào tháng tới với mức điều chỉnh trung bình là 2,95%, trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng do giá nguyên liệu thô leo thang.

Nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc này cho biết, các điều kiện bất lợi khó có thể giảm bớt do giá than, quặng sắt, niken và các kim loại khác đang trên đà tăng cao do chiến tranh ở Ukraine; song song đó là sự gia tăng chi phí vận tải do tình trạng tắc nghẽn cảng.

Nguồn cung thép đặc biệt thắt chặt ở châu Á, khi các nhà sản xuất thép từ Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vận chuyển hầu hết các sản phẩm của họ sang châu Âu nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Do đó, China Steel sắp tới sẽ tăng giá trong khoảng 500 – 1.200 TWD/tấn đối với thép được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng dân dụng đến sản xuất máy tính và xe cộ.

TIN TRONG NƯỚC:

Thị trường cà phê quý I/2022: Xuất khẩu cà phê Việt Nam cao kỷ lục, thế giới có thể thâm hụt 3 triệu bao cà phê

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay.

trong quý I, người nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao. Theo phản ánh của một số người trồng, giá một số loại phân bón thậm chí tăng 40 – 50%. Một số hộ phải cắt giảm tần suất bón phân để tiết giảm chi phí . Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng khiến chi phí tưới tiêu, vận chuyển cũng tăng theo, đặc biệt khi các tỉnh trồng cà phê đang bước vào mùa khô.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay. Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá khoảng 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *