• MXV-Index -% 2,303.34
  • MXV-Index Nông sản -% 1,312.10
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,521.15
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,750.29
  • MXV-Index Kim loại -% 1,888.68

Tuần qua đánh dấu một tuần giao dịch biến động trái chiều giữa nhóm Nông sản và Năng lượng. Trong khi Năng lượng vẫn duy trì đà tăng thì nhóm Nông sản có tuần giảm điểm mạnh mẽ. Chỉ số MXV Index kết phiên cuối tuần đi ngang khi chỉ tăng được 2.26 điểm tương đương mức tăng 0.07%.

Nhóm Nông Sản:

Lúa mỳ tuần đã giảm 10.14% về mức 1.040 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn cũng giảm 6.46% về mức 727 Cent/giạ. Khô đậu tương giảm 5.64% về mức 407.9 Cent/giạ. Điều tương tự với Đậu tương kỳ hạn khi giảm 2% về mức 1.697,6 Cent/giạ.

Giá nông sản giảm đồng loạt trong phiên cuối tuần trong bối cảnh thị trường theo dõi các cuộc đàm phán ngoại giao nhằm nối lại việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, vốn bị đình trệ kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở nước này.

Tuy nhiên, việc nối lại thương mại đường biển của Ukraine được coi là rất quan trọng đối với các thị trường ngũ cốc, đặc biệt là sau khi Ấn Độ vào tháng trước quyết định cấm xuất khẩu hầu hết lúa mì. Theo số liệu của Hội đồng ngũ cốc quốc tế, Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới và là nước xuất khẩu lúa mỳ thứ 6 trước khi xảy ra chiến tranh.

Nhóm Năng lượng:

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Bảy tăng 2 USD, hay 1,7%, lên 118,87 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng Bảy tăng 2,11 USD, hay 1,8%, lên 119,72 USD/thùng. Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên giao dịch 2/6 sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu tăng cao. Giá dầu vẫn tăng dù cho Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+, quyết định tăng thêm sản lượng dầu thô để bù đắp cho sản lượng sụt giảm của Nga.

Ngoài ra, việc Trung Quốc chấm dứt phong tỏa phòng dịch COVID-19 ở Thượng Hải cũng có thể thúc đẩy nhu cầu trong một thị trường vốn đã thắt chặt. Nhà phân tích về năng lượng tại công ty nghiên cứu kinh tế Commerzbank Research (Đức) Carsten Fritsch cho rằng OPEC+ đã dồn mức tăng trong ba tháng tới vào hai tháng. Nói cách khác, dầu mỏ sẽ được đưa vào thị trường nhiều hơn trong thời gian ngắn.

Trong khi đó, số liệu về dự trữ dầu của Mỹ mới được công bố cho thấy thị trường tiếp tục thắt chặt. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này giảm 5,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 27/5.

Nhóm Kim loại:

Trong phiên cuối tuần, giá bạc giao ngay giảm 1,9% xuống 21,85 USD/ounce, giảm gần 1% trong tuần; bạch kim giảm 1,4% xuống 1.008,35 USD, nhưng tính chung cả tuần tăng 5,6%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2022; palladium giảm 3,4% xuống 1.983,20 USD và giảm khoảng 3,8% trong tuần.

Dữ liệu cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ đã thuê nhiều công nhân hơn dự kiến trong tháng 5 và duy trì tốc độ tăng lương khá mạnh, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động của Mỹ vẫn mạnh khỏe.

Hôm thứ Sáu, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland, Loretta Mester, cho biết bà đang tìm kiếm bằng chứng “thuyết phục” rằng lạm phát đã đạt đỉnh và nếu chưa đạt, cuộc họp vào tháng 9 của Fed cũng có thể chứng kiến một đợt tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm.

David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures cho biết: “Nếu Cục Dự trữ Liên bang nhận thấy nền kinh tế tiếp tục duy trì ổn định trong khi nỗ lực tăng lãi suất, họ có thể cảm thấy được khích lệ để tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn”.

Nhóm Nguyên liệu công nghiệp: Khảo sát nhanh hồi 7h sáng nay, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 257,3 yen/kg.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được điều chỉnh lên mức 13.120 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,77% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giảm xuống mức thấp nhất 12.270 nhân dân tệ/tấn vào ngày 9/5, sau đó tăng trở lại tới cuối tháng.

Ngày 30/5, giá cao su RSS3 giao tháng 6/2022 ở mức 13.080 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,95 USD/kg), tăng 2,5% so với cuối tháng 4/2022, nhưng giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Thái Lan, giá có xu hướng tăng so với cuối tháng 4/2022. Ngày 30/5, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 71,71 baht/kg (tương đương 2,1 USD/kg), tăng 4,2% so với cuối tháng 4/2022 và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong sáng nay, trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng giảm trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.136 USD/tấn sau khi tăng 1,42% (tương đương 30 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 232,40 US cent/pound, giảm 2,46% (tương đương 5,85 cent).

TIN TRONG NƯỚC:

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 2 tỷ USD, tăng mạnh 54% so với cùng kỳ năm ngoái và hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá trong những tháng cuối năm nay.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch COVID-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt 889 nghìn tấn, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 54% (hơn 700 triệu USD) lên mức kỷ lục 2 tỷ USD nhờ giá cà phê tăng cao. Qua đó tiếp tục củng cố vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu sau Brazil.

Hiện cà phê của Việt Nam có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Với triển vọng tích cực từ thị trường, các chuyên gia nhận định ngành cà phê đang đứng trước cơ hội lớn để vượt qua kỷ lục xuất khẩu 3,7 tỷ USD của năm 2012.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *