• MXV-Index -% 2,217.76
  • MXV-Index Nông sản -% 1,348.94
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,506.64
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,580.85
  • MXV-Index Kim loại -% 1,681.10

Ngày hôm qua, EU đề xuất cấm dầu Nga, trong khi đồng USD mạnh và thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm đã tạo nên những biến động trái chiều của các nhóm hàng hóa. Chỉ số MXV Index chỉ tăng 0.37% tương đương với mức tăng 11.26 điểm.

Nhóm Năng lượng:  

Tại thị trường New York, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 76 xu Mỹ (0,7%) lên 110,90 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 45 xu Mỹ (0,4%) lên 108,26 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của dầu WTI kể từ ngày 25/3 và cũng là mức đóng cửa cao nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 18/4.
Trong khi đó, giá xăng giao kỳ hạn của Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất kể từ khi chốt ở mức cao kỷ lục vào ngày 8/3.

Đồng USD mạnh khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.
Đề xuất trừng phạt của EU, cần sự ủng hộ nhất trí từ 27 quốc gia trong khối, bao gồm việc loại bỏ dần nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế của Nga vào cuối năm 2022 và cấm tất cả các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm vận chuyển dầu của Nga.

Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu mỏ của Rystad Energy, cho biết: “Thị trường dầu vẫn chưa được định giá đầy đủ trước khả năng bị EU cấm vận. Vì vậy giá dầu thô sẽ tăng trong những tháng mùa Hè nếu việc này được cả khối thông qua. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, ngày 5/5 cho biết họ sẽ bám sát các kế hoạch hiện nay về mức tăng sản lượng dầu 432.000 thùng/ngày trong tháng 6/2022 bất chấp giá dầu thô tăng.

ngày 5/5, Bộ Năng lượng Mỹ thông báo sẽ mời thầu mua 60 triệu thùng để bắt đầu bổ sung cho số lượng được giải phóng kỷ lục từ kho Dự trữ Dầu chiến lược (SPR) mà Tổng thống Biden đã phê duyệt vào đầu mùa Xuân này để giải quyết vấn đề giá khí đốt cao.

Quá trình đấu thầu sẽ bắt đầu vào mùa Thu, với mục tiêu bổ sung khoảng 1/3 trong số 180 triệu thùng đã xuất kho. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng đã đặt thời gian mua lại và giao hàng tiếp theo khi dự đoán giá dầu sẽ giảm đáng kể. Theo Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm, SPR – nguồn cung cấp khẩn cấp lớn nhất trên thế giới – là một công cụ có giá trị để bảo vệ nền kinh tế Mỹ và người tiêu dùng khỏi sự gián đoạn nguồn cung cho dù là do các trường hợp khẩn cấp ở trong nước hay nước ngoài.

Nhóm Nông sản:

NSIA đàm phán nhập khẩu các nguyên liệu phân bón thô như kali như một phần trong chương trình của Chính phủ Nigeria nhằm phát triển năng lực sản xuất phân bón hỗn hợp. Hiện Nigeria cho biết có đủ kali trong kho để đáp ứng 40% nhu cầu sản xuất. Nước này đã mua 3 lô hàng kali của Canada và sẽ được giao trong tháng tới so với 5 chuyến hàng từ Nga mỗi năm như thường lệ.

Theo Hiệp hội Phân bón địa phương FEPSAN, Nigeria đã nhập khẩu khoảng 200.000 tấn kali vào năm 2021 để sản xuất phân bón. Nguyên liệu thô nhập khẩu chỉ đáp ứng dưới 40% nhu cầu của nước này, phần còn lại được cung cấp trong nước và sản lượng phân bón nội địa là 1.5 triệu tấn vào năm ngoái, gần bằng mức tiêu thụ nội địa.

NSIA không tiết lộ về giá nhập khẩu, nhưng theo cơ quan định giá hàng hóa Argus Media, giá giao hàng hiện nay tới quốc gia Tây Phi này đã tăng hơn 250% so với năm ngoái, giáng một đòn mạnh vào nền tài chính của đất nước. Giá kali đã tăng từ năm ngoái sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với Belarus, nhà sản xuất kali lớn thứ ba thế giới sau Nga và Canada.

Belarus và Nga hiện chiếm 38% nguồn cung cấp kali toàn cầu. Argus Media cho biết giá mặt hàng kali tăng vọt vào đầu tháng Ba sau các lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga, lên mức kỷ lục 1.125 USD/tấn vào cuối tháng Tư đối với các đơn hàng giao đến Nam Phi.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra một “cú sốc tiêu cực lớn” cho khu vực châu Phi phía Nam  Sahara, khiến giá lương thực và năng lượng tăng cao và những người dễ bị tổn thương nhất có nguy cơ bị thiếu lương thực. Áp lực tăng thêm khi nhiều quốc gia vẫn đang ứng phó với đại dịch COVID-19 đang kéo dài./..

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Sáng nay, Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Theo đó, giá cafe robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.128 USD/tấn sau khi giảm 0,05% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 218,4 US cent/pound, giảm 1,27% (tương đương 2,8 cent).

Trong quý I/2022, giá cà phê robusta thế giới biến động thất thường. Giá ghi nhận mức cao trong hai tháng đầu năm. Tuy nhiên, giá giảm xuống mức thấp nhất vào thời điểm đầu tháng 3/2022, sau đó có xu hướng phục hồi trở lại, song vẫn ở mức thấp so với hai tháng đầu năm.

Xét trong tháng 4/2022, giá cà phê robusta thế giới biến động theo xu hướng giảm do áp lực dư cung, nhu cầu tiêu thụ giảm. Nguồn cung cà phê dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia.

Bên cạnh đó, đồng real suy yếu trở lại hỗ trợ người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra. Trái lại, giá cà phê arabica hồi phục do báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của Brazil.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao sugiao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 247,8 yen/kg, giảm 0,4% (tương đương 1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.595 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,2% (tương đương 25 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Nhóm Kim loại:

Giá thép hôm nay tăng lên mức 4.883 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Theo số liệu mới nhất từ ​​Hiệp hội Thép Thế giới, tổng sản lượng thép trong quý I vừa qua đạt 456,6 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021

Quý đầu tiên của năm 2022 là thời điểm khó khăn đối với sản xuất thép thô toàn cầu. Theo số liệu mới nhất từ ​​Hiệp hội Thép Thế giới, tổng sản lượng trong thời gian này đạt 456,6 triệu tấn – giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Kể từ đầu tháng 3, Trung Quốc đã phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 mới, khiến Đường Sơn – thành phố sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc – lâm vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt trong nửa cuối tháng, dẫn đến cản trở cả cung và cầu.

Các biện pháp kiểm soát từ đó lan sang nhiều thành phố khác trên lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời các lệnh hạn chế di chuyển cũng đã được áp đặt ở một số tỉnh.

Điều này đã góp phần làm giảm đáng kể nguồn cung trong quý đầu tiên của năm 2022. So với sản lượng của năm trước, nó đã giảm hơn 10% xuống còn 243,4 triệu tấn.

TIN TRONG NƯỚC:

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… sẽ tiếp tục tăng và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong quý II, ngành cao su toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng, trong khi nguồn cung giảm và giá dầu thô tăng cao.

Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể bị tác động bởi thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng..

Thời gian tới, xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá dầu thô tăng cao, nguồn cung giảm và nhu cầu cao tại các thị trường lớn.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… sẽ tiếp tục tăng và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Trong quý I, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,8% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. Quý I, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 356,51 nghìn tấn, trị giá 628,18 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 406,8 nghìn tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý I tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *