• MXV-Index -% 2,329.74
  • MXV-Index Nông sản -% 1,332.21
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,524.63
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,791.33
  • MXV-Index Kim loại -% 1,923.08

Ngày 7/6 Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov bắt đầu chuyến đi thứ hai tới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cuộc gặp thứ 2 của ông với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Ông Mevlut Cavusoglu. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra tại Antalya ngày 10/3.

Trong bối cảnh hiện tại, việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã bị đình trệ bởi Nga tiến hành chiến tranh quân sự. Theo yêu cầu của Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận việc hộ tống các tàu từ các cảng của Ukraine cho dù đã phát hiện một số quả thủy lôi gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Trọng tâm của các cuộc đàm phán là việc mở một hành lang an toàn để vận chuyển ngũ cốc của Ukraine bị kẹt tại các cảng của đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Bộ trưởng Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ Vahit Kirisci ám chỉ Ankara và Kiev đã đạt được thỏa thuận về việc mua ngũ cốc thấp hơn 25% so với giá thị trường. Theo quan chức này, Ukraine muốn Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra là trọng tài và các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.

Trong một cuộc điện đàm vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng Moskva sẵn sàng phối hợp với Ankara để giải phóng hàng xuất khẩu bị kẹt tại các cảng bởi chiến tranh.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm gián đoạn nguồn cung lúa mỳ và các mặt hàng khác từ cả hai nước, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu hụt và nạn đói trên toàn thế giới. Nga và Ukraine chiếm 30% nguồn cung lúa mỳ toàn cầu. Hàng chục tàu container lúa mỳ, dầu hướng dương và các loại thực phẩm khác cũng như phân bón cho cây trồng hiện bị kẹt lại tại các cảng của Ukraine. Để tránh nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên thế giới, phía Nga cho rằng phương Tây cũng cần phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để Nga có thể xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu này.

Nếu như các giải pháp được thông qua sau cuộc gặp gỡ này, nỗi lo về khủng hoảng An ninh lương thực phần nào sẽ được giải tỏa. Gánh nặng không còn đè nặng lên các nước  phụ thuộc vào nguồn cung lúa mỳ từ Nga và Ukraine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *