• MXV-Index -% 2,329.74
  • MXV-Index Nông sản -% 1,332.21
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,524.63
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,791.33
  • MXV-Index Kim loại -% 1,923.08

CHUYỂN ĐỘNG GIÁ GẦN ĐÂY

            Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/11, thị trường hàng hóa đồng loạt tăng mạnh phiên cuối tuần qua khi chỉ số DXY giảm trở lại. Báo cáo dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ mạnh hơn dự kiến, điều này sẽ khiến một phần nào đó thị trường bám vào lập luận Fed sẽ dần chậm lại việc tăng lãi suất trong tương lai.

ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH

Bước vào tháng 11, thị trường theo dõi việc công bố lãi suất của Fed và lộ trình lãi suất của Fed trong tháng 12.  Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0.75% (lần thứ tư liên tiếp) lên mức mục tiêu 3.75-4%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2008 như dự báo.

Chủ tịch Fed Jerome Powell bác bỏ ý kiến cho rằng Fed có thể sớm tạm dừng việc tăng lãi suất khi nói rằng ông mong đợi một cuộc thảo luận về việc giảm tốc độ thắt chặt tại một hoặc hai cuộc họp tiếp theo.

Giọng điệu của ông Powell là tương đối diều hâu (hawkish) hơn kỳ vọng thị trường, Fed vẫn còn 1 quá trình để chống lại lạm phát, và mặt bằng lãi suất sẽ ở mức cao hơn kỳ vọng trước đây, trong bối cảnh thị trường lao động vẫn đang thể hiện ấn tượng. Khả năng Fed tăng 75 điểm cơ bản tháng 12 lại được thị trường định giá cao hơn trở lại, và điều này có phần bóp cò hành động giá khi thị trường vốn đặt cược cho kịch bản tăng 50 điểm tháng 12.

Việc làm trong biên chế tăng 261.000 trong tháng 10; tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% Tổng số việc làm trong biên chế phi nông nghiệp tăng 261.000 trong tháng 10 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7%. Tăng công việc đáng chú ý xảy ra trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chuyên môn và kỹ thuật, và sản xuất.

 

 

Biểu đồ: Chỉ số DXY – 4H
Biểu đồ: Chỉ số DXY – 4H

 

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/11, thị trường nông sản đồng loạt giảm điểm trong phiên cuối tuần qua trong bối cảnh xuất khẩu lạc quan, giá cả năng lượng tăng và chỉ số DXY giảm giá.

          CUNG – CẦU THỊ TRƯỜNG:

Trung Quốc hôm Chủ nhật báo cáo số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất trong sáu tháng, khiến các biện pháp hạn chế coronavirus nghiêm ngặt, có thể làm thất vọng các nhà đầu tư.

Triển vọng nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc và nới lỏng một số hạn chế COVID-19 đã hỗ trợ thị trường nông sản.

Điều kiện khô hạn đã khiến việc trồng đậu tương ở Argentina bị đình trệ. Bên cạnh đó, hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa mì và hiện có nguy cơ ảnh hưởng đến mùa đậu nành và ngô sắp tới trên thế giới.

Ở thị trường Lúa mì giá vẫn dao động mạnh khi sự không chắc chắn về xuất khẩu ngũ cốc từ khu vực Biển Đen chưa được cải thiện và điều kiện thời tiết bất lợi ở Australia.

Văn phòng nông trại Pháp FranceAgriMer báo cáo rằng diện tích trồng lúa mì mềm 2022/23 của nước này đã hoàn thành 84% tính đến ngày 31 tháng 10, tăng so với 63% một tuần trước.

Trong tuần qua, Báo cáo cam kết hàng tuần của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cho thấy các nhà đầu cơ lớn đã nâng vị thế mua ròng của họ đối với ngô và đậu tương. Họ cũng tăng vị thế bán ròng của họ đối với lúa mì CBOT.

THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG

Kết thúc phiên giao dịch 04/11, thị trường năng lượng đồng loạt giảm điểm cuối tuần lên mức đỉnh cao khi trọng tâm là tác động nguồn cung của việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và các lệnh trừng phạt sắp tới của EU đối với dầu Nga cũng như thị trường thành phẩm bị thắt chặt.

          CUNG – CẦU THỊ TRƯỜNG:

Trong tuần qua thị trường năng lượng duy trì đà tăng điểm khi nguồn cung thắt chặc bở việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và các lệnh trừng phạt sắp tới của EU đối với dầu Nga cũng như thị trường thành phẩm bị thắt chặt trong khi phía cầu đang kỳ vọng viễn cảnh nhu cầu của Trung Quốc tăng lên khi các hạn chế của Covid được dỡ bỏ và lo ngại rằng hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.

Tuy nhiên, Trung Quốc hôm Chủ nhật báo cáo số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất trong sáu tháng, khiến các biện pháp hạn chế coronavirus nghiêm ngặt, có thể làm thất vọng các nhà đầu tư khiến giá dầu hiện đang giảm điểm phiên đầu tuần.

Giá dầu thô vẫn được hỗ trợ khi thị trường sản phẩm nhiên liệu tiếp tục thắt chặt do nguồn cung ở châu Âu và Mỹ ngày càng trở nên khan hiếm, do đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu đối với xăng và các sản phẩm chưng cất như diesel, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay.

+ Trọng tâm về mức độ thắt chặt vẫn là thị trường sản phẩm ở Bắc bán cầu, nơi tồn kho dầu diesel và dầu sưởi thấp tiếp tục gây lo ngại. Điều này sẽ giảm rủi ro giảm điểm ở dầu thô bất chấp nỗi lo suy thoái.

 

THỊ TRƯỜNG KIM LOẠI

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/11, thị trường kim loại đều đóng cửa trong sắc xanh khi nguyên nhân chính vẫn là sự suy yếu của chỉ số DXY.

          CUNG – CẦU THỊ TRƯỜNG:

Về vĩ mô, khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ và dữ liệu về bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 10 một lần nữa cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chịu nhiều áp lực, thị trường đã gia tăng kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất. Đồng đô la Mỹ giảm mạnh 1,95% vào thứ Sáu tuần trước, điều này khiến hầu hết các danh mục sản phẩm kim loại đều tăng mạnh.

Ở thị trường kim loại cơ bản, hy vọng sự mở cửa trở lại từ Trung Quốc đã hỗ trợ giá tăng trong tuần qua. Tuy nhiên, rạng sáng nay những thông tin tiêu cực về chính sách “zero-covid19” đã gây áp lực lên thị trường rạng sáng nay.

Trong tuần qua tồn kho đồng trên các thị trường lớn của Trung Quốc đã tăng thêm 4.300 tấn so với thứ Hai tuần trước lên 96.200 tấn, vì đồng nhập khẩu đến cảnh nhiều hơn.

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc nguồn cung thủy điện hiện tại ở Tứ Xuyên vẫn eo hẹp, và việc nối lại sản xuất của các lò luyện địa phương diễn ra chậm chạp dẫn đến nhu cầu ở hạ nguồn ở mức thấp.

Tuần tới sẽ có nhiều tin tức quan trọng ảnh hưởng đến thị trường kim loại. Nổi bật là cuộc bầu cử giữa kỳ Hoa Kỳ và báo cáo CPI vào ngày 10/11/2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *