• MXV-Index -% 2,217.76
  • MXV-Index Nông sản -% 1,348.94
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,506.64
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,580.85
  • MXV-Index Kim loại -% 1,681.10

Thị trường hàng hóa ngày 5.4 có phiên giao dịch bình ổn, với tâm điểm thị trường nằm ở nhóm Nông sản và Năng lượng. Kết phiên, chỉ số MXV Index tăng 13.21 điểm, tương đương mức tăng 0.5%.

Nhóm Năng lượng:

Giá dầu thế giới giảm trong phiên ngày 5/4 do sức ép từ đồng USD mạnh lên và những lo ngại ngày càng tăng về số ca mắc COVID-19 mới có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, đà giảm của dầu đã bị hạn chế bởi lo ngại về tình hình nguồn cung.

Đầu phiên này, giá dầu đã tăng hơn 2 USD/thùng sau khi Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vẫn đang thảo luận về việc phối hợp giải phóng dầu dự trữ, trong khi nhiều nhà giao dịch cho rằng đã đạt được một thỏa thuận. Sau đó, giá dầu đã giao dịch ở chiều ngược lại trong hầu hết phiên.

Những lo ngại về nhu cầu ngày càng tăng sau khi các quan chức tại nước nhập khẩu dầu hàng dầu Trung Quốc kéo dài thời gian phong tỏa tại Thượng Hải. Để hạ nhiệt giá dầu, tuần trước, các nước đồng minh của Mỹ đã đồng ý phối hợp giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược lần thứ hai trong tháng.

Kết phiên, dầu Brent kỳ hạn tháng 6 giảm 0.83% về mức 106.64 USD/Thùng. Dầu WTI kỳ hạn tháng 5 giảm 1.28% về mức 101.96 USD/Thùng.

Nhóm Nông sản:

Đồng loạt tăng điểm ngày hôm qua, trong đó tâm điểm của thị trường trong phiên hôm qua là mức tăng rất mạnh hơn 3% của lúa mì Chicago và hơn 4% của lúa mì Kansas. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở khu vực Biển Đen chưa có dấu hiệu kết thúc, chất lượng lúa mì vụ đông tại Mỹ bất ngờ giảm mạnh trong báo cáo Crop Progress đầu tiên của năm 2022 về mức 30% tốt – tuyệt vời, thấp hơn rất nhiều so với mức dự đoán của thị trường và cùng kỳ năm ngoái.

Khô đậu tương là mặt hàng tăng mạnh nhất nhóm đậu tương khi tình hình đình công tại Argentina nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu.

Theo hãng tin Reuters, những người đứng đầu công đoàn giao thông vận tải lớn của Argentina đang kêu gọi cuộc đình công toàn quốc để yêu cầu tăng giá cước vận chuyển ngũ cốc do chi phí nhiên liệu tăng cao. Nếu tình trạng đình công xảy ra, việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Argentina như khô đậu và đậu tương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Ngô cũng tăng hơn 1%. Xuất khẩu ngô trong tháng 04 của Brazil được Anec dự báo ở mức 60.000 tấn, thấp hơn mức 103.278 tấn trong tháng trước, cũng góp phần gây ra lo ngại về nguồn cung.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Khảo sát sáng nay, Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.117 USD/tấn sau khi giảm 0,70% tương đương 15 USD.

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 231,35 cent/pound, tăng 0,33% tương đương 0,75 cent.

Mới đây, Rabobank đưa ra mức điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil trong niên vụ mới 2022 – 2023 sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn.

Cũng trong sáng nay, Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 265,4 yen/kg, giảm 0,60% tương đương 1,6 yen/kg.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.450 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,59% tương đương 80 nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Nhóm Kim loại:

Giá Kẽm đạt cao nhất trong 4 tuần vào ngày 04.4 do lượng kẽm lưu trữ tại các kho xác nhận của Sở giao dịch hàng hóa London LME giảm nhanh gây lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, ngày 05.4 giá Kẽm bất ngờ giảm trở lại. Kết phiên Kẽm LME giảm 3.17% về mức 4.270 USD/Tấn.

Kim loại dùng để mạ thép đã tăng khoảng 23% trong năm nay, sau khi tăng 28% vào năm 2021 và chạm mức cao kỷ lục vào tháng 3/2022.

Khối lượng kẽm dự trữ tại các kho LME giảm xuống còn 78.125 tấn, thấp nhất kể từ tháng 5/2020 và giảm so với khoảng 130.000 tấn vào giữa tháng 3/2022.

Sàn giao dịch LME cho biết họ sẽ thực hiện đánh giá độc lập về tình trạng hỗn loạn trên thị trường nikel vào tháng trước. Các cơ quan quản lý tài chính của Anh cũng cho biết họ sẽ mở một cuộc đánh giá về thị trường nikel.

TIN TRONG NƯỚC: 

Xuất khẩu cao su tháng 3 tăng gần 30% nhờ nhu cầu thế giới phục hồi

Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su trong tháng 3 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 28,2% về trị giá so với tháng 2. Giá cao su xuất khẩu bình quân ở mức 1.792 USD/tấn, gần như không đổi so với tháng 2.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 424 nghìn tấn, trị giá 746 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 10,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, Latex, SVR3L, SVR10, RSS3, SVRCV60.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 64,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 189 nghìn tấn, trị giá 329 triệu USD, giảm 1,3% về lượng, nhưng tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *