• MXV-Index -% 2,186.19
  • MXV-Index Nông sản -% 1,239.65
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,145.70
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,766.79
  • MXV-Index Kim loại -% 1,856.95

Thị trường hàng hóa ghi nhận sự giảm điểm ở nhiều nhóm sản phẩm. Tâm điểm thị trường tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung Dầu và Nông sản, đặc biệt là tình hình chiến sự tại Ukraine. Kết phiên, chỉ số MXV Index giảm 6.99 điểm về mức 3,028.79 điểm, tương đương mức giảm 0.23%.

Nhóm Năng lượng:

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay nhưng neo trên 110 USD/thùng, sau khi lao dốc vào phiên trước vì EU không thể thống nhất trong việc tẩy chay dầu thô Nga và báo cáo cho biết xuất khẩu từ cảng Caspian Pipeline Consortium (CPC) của Kazakhstan có thể tiếp tục một phần.

Giá dầu thô giảm 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (24/3), sau khi Liên minh châu Âu (EU) không thể thống nhất về kế hoạch tẩy chay dầu thô Nga và các báo cáo cho biết xuất khẩu từ cảng Caspian Pipeline Consortium (CPC) của Kazakhstan có thể tiếp tục một phần.

Các nhà lãnh đạo của EU dự kiến sẽ đồng ý tại một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày bắt đầu vào thứ Năm (24/3) để cùng mua khí đốt tự nhiên, khi họ tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga, với một số người nói rằng họ sẽ không tuân theo yêu cầu của Moscow về việc mua dầu và khí đốt bằng đồng ruble. Nhưng các nước EU vẫn còn chia rẽ về việc có nên trừng phạt trực tiếp dầu khí của Nga hay không, một động thái đã được Mỹ thực hiện, theo Reuters.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau giảm 2,1% xuống 119,03 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,3% xuống 112,34 USD.

Nhóm Nông sản:

Thị trường cảnh báo việc thiếu hụt lương thực có thể xảy ra do giá phân bón tăng vọt.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, nước xuất khẩu chính kali, amoniac, u-rê và các chất dinh dưỡng khác của đất, đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu các nguyên liệu đầu vào quan trọng này trên thế giới.

Phân bón là nguyên liệu chủ chốt để giúp ngô, đậu tương, gạo và lúa mỳ đạt sản lượng cao.
Sự thay đổi này có thể nhận thấy tại cường quốc nông nghiệp Brazil, khi người nông dân bón ít phân bón hơn cho cây ngô, và một số nhà lập pháp đang thúc đẩy việc mở rộng các vùng đất được bảo vệ để khai thác kali.

Theo số liệu của Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ (AFBF) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chi phí phân bón tại nước này dự kiến sẽ tăng 12% trong năm nay, sau khi tăng 17% trong năm 2021.
Một số hộ trồng trọt đang tìm cách chuyển đổi sang cây trồng cần ít chất dinh dưỡng hơn. Một số hộ có kế hoạch canh tác ít hơn, còn một số hộ cho biết họ sẽ sử dụng ít phân bón hơn. Một chuyên gia cây trồng dự đoán điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng.
Trước đó, ngày 19/3, Peru đã thông báo tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực nông nghiệp do lo ngại mất an ninh lương thực. Thông báo này cho biết diện tích đất trồng trọt của nước này đã giảm 0,2% kể từ tháng 8/2021 do giá phân bón tăng và lượng ngũ cốc Peru nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi cũng giảm do lo ngại vấn đề chi phí. Chính phủ Peru hiện đang soạn thảo một kế hoạch nhằm tăng nguồn cung thực phẩm trong nước.

Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết một số nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lúa mỳ trong thời gian ngắn do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Ukraine. Tuy nhiên, Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), cho rằng cuộc khủng hoảng phân bón đáng lo ngại hơn bởi nó có thể kìm hãm sản xuất lương thực ở các nước khác trên thế giới.

Kết phiên, Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 giảm 1.81% về mức 1,085.6 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 1.24% về mức 748.2 Cent/giạ.

Nhóm Kim loại:

Trong nhóm kim loại giao dịch trên sàn giao dịch London LME, Niken bất ngờ tăng mạnh mẽ trở lại lên mức 37,235 USD/TẤN, tương đương mức tăng kịch trần 15%. Các kim loại khác như Kẽm LME tăng 2.43%, Nhôm LME tăng 3.24%. Đà tăng cũng được ghi nhận ở giá Bạc kỳ hạn tháng 5 tăng 2.9% lên mức 25,920 usd/Ounce.

Dòng tiền lại tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán, lo ngại lạm phát, đã hỗ trợ cho giá của các mặt hàng kim loại quý. Ngoài ra, việc lợi suất trái phiếu ở mức cao gần 2,4% cũng là yếu tố cạnh tranh dòng tiền của giới đầu tư đối với nhóm kim loại quý, mức lợi suất này hiện đã giảm về 2,29%, phản ánh giá trái phiếu đã tăng trở lại. Gần đây, mối liên hệ giữa giá dầu và giá các mặt hàng kim loại quý đang trở nên rõ ràng hơn, khi mà giá dầu tăng thì giá kim loại quý cũng được hưởng lợi nhiều nhờ lo ngại về lạm phát.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Giá cà phê đồng loạt đi xuống. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.136 USD/tấn sau khi giảm 0,14% (tương đương 3 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 221,85 US cent/pound, giảm 1,53% (tương đương 3,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê robusta tăng trở lại vào giữa tháng 3/2022, sau khi duy trì ở mức thấp trong những ngày đầu tháng. Trong khi đó, giá cà phê arabica mặc dù có sự phục hồi gần đây, tuy nhiên vẫn giảm so với những ngày đầu tháng. Giá cà phê robusta có dấu hiệu phục hồi trở lại sau các quyết định nâng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Brazil, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, sự phục hồi này chưa vững chắc.

Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine có thể sẽ làm trì trệ việc tiêu thụ khoảng 3 triệu bao cà phê do các lệnh cấm vận ở phương Tây, bất chấp Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã điều chỉnh dự báo toàn cầu dư thừa 1,2 triệu bao thành thiếu hụt 3,1 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020 – 2021.

TIN TRONG NƯỚC:

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đẩy mạnh sản lượng than chất lượng cao. Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng than chất lượng cao đã đạt 750.000 tấn.

Năm 2021, sản xuất than chất lượng cao của toàn tập đoàn đạt 5,3 triệu tấn, vượt 1,6 triệu tấn so với kế hoạch. Năm 2022, TKV tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ than chất lượng cao, phân công các đơn vị có tài nguyên và điều kiện sản xuất than chất lượng cao như Than Đèo Nai, Cao Sơn, Hà Lầm, Nam Mẫu, Vàng Danh…,

Tại Công ty CP Than Hà Lầm, với hai dây chuyền sản xuất than cơ giới hóa đồng bộ công suất 1,2 triệu tấn/năm và 600.000 tấn/năm, Công ty hiện đang sản xuất nhiều chủng loại than chất lượng cao phù hợp yêu cầu của Tập đoàn, chủ yếu là các loại than cám.

Than nguyên khai được vận chuyển bằng băng tải từ trong lò ra ngoài mặt bằng sẽ tiếp tục được tách lọc tạp chất bằng công nghệ sàng. Các lưới sàng sẽ được thay thế linh hoạt để đảm bảo chọn lọc các chủng loại than đảm bảo phẩm cấp theo tiêu chuẩn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *