Giới đầu tư đã bắt đầu lo ngại về khả năng nguồn cung Năng lượng sẽ bị thắt chặt hơn nữa do động thái G7 quyết định cấm nhập khẩu Vàng từ Nga.
Phiên này, giá dầu Brent giao sau tăng 1,97 USD (tương đương 1,7%) lên mức 115,09 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tiến 1,95 USD (1,8%) lên 109,57 USD/thùng.
Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, vậy nên kịch bản G7 áp dụng giới hạn giá mua và bán dầu của Nga sẽ khó được thực thi. Nhà phân tích Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia lưu ý rằng không có gì có thể ngăn cản Nga cấm xuất khẩu dầu và sản phẩm tinh chế sang các nền kinh tế G7 để đối phó với mức trần giá. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường dầu và sản phẩm tinh chế toàn cầu.
Việc các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất đã tạo nên tâm lý lo ngại trên thị trường kỳ hạn Năng lượng. Việc các chỉ số kinh tế cho thấy sự tăng trưởng không làm giảm sự lo lắng về việc thiếu hụt nguồn cung. Ngày 27 tháng 6, mối lo ngại này càng được củng cố khi một thành viên của Opec là Libya cho biết họ có thể tạm dừng xuất khẩu trong khu vực Vịnh Sirte trong 72 giờ do tình hình bất ổn trong nước. Các cuộc biểu tình chống chỉnh phủ tại tại Ecuador ngày càng diễn biến phức tạp cũng có thể làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu của nước này.