Đà giảm của thị trường hàng hóa trong ngày 10.5 đã bị chững lại, mức sụt giảm mạnh chỉ còn duy trì ở nhóm Năng lượng với đà giảm hơn 3% của dầu Brent và WTI. Kết phiên, chỉ số MXV Index giảm 14.61 điểm tương đương mức giảm 0.5%.
Nhóm Năng lượng:
Trong phiên giao dịch 10/5, giá dầu thế giới đi xuống, với giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi triển vọng nhu cầu chịu sức ép do các phong tỏa tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự mạnh lên của đồng USD cũng khiến giá dầu đắt đỏ hơn với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Chốt phiên này, giá dầu WTI giảm 3,33 USD (3,2%) xuống 99,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 3,48 USD (3,28%) xuống 102,46 USD/thùng. Cả hai mặt hàng này đều giảm phiên thứ hai liên tiếp và giảm hơn 4 USD/thùng vào đầu phiên.
Chuyên gia Tamas Varga của công ty dịch vụ dầu khí PVM Oil Associates (Vương quốc Anh) nhận định chính sách phong tỏa do dịch COVID tại Trung Quốc và chính sách tăng lãi suất trên toàn thế giới để chống lạm phát đã củng cố đà tăng của đồng USD và làm gia tăng lo ngại về suy giảm kinh tế. Đồng bạc xanh đã giao dịch gần mức cao nhất trong hai thập kỷ. Robert Yawger, quản lý tại ngân hàng Mizuho (Nhật Bản), nhận định nhu cầu tại Trung Quốc giảm mạnh do các đợt phong tỏa và sự giảmgiá của dầu Nga trên thị trường, khiến Trung Quốc có nhiều lựa chọn mua dầu hơn.
Về nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã hạ dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2022 và 2023. Theo đó, cơ quan này dự kiến sản lượng năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đó là 12 triệu thùng/ngày.
Nhóm Nông sản:
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, Trung Quốc – nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, đã nhập khẩu 28,36 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đánh giá 29% sản lượng lúa mì mùa đông của Mỹ ở tình trạng tốt đến xuất sắc, tăng 2% với tuần trước và cải thiện đáng kể so với dự kiến của hầu hết các nhà phân tích, nhưng vẫn nằm trong số xếp hạng thấp nhất tính đến thời điểm này trong năm.
Việc trồng ngô bị trì hoãn trong bối cảnh điều kiện ẩm ướt, lạnh giá đã khiến một số thương nhân dự đoán người dân sẽ chuyển sang trồng đậu tương, nhưng các điều kiện trồng trọt được cải thiện trên phần lớn vùng Trung Tây Mỹ đã đẩy nhanh tiến độ trồng trọt.
Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết, thời tiết khô hạn sẽ có tác động tiêu cực đến sản lượng ngũ cốc vụ đông năm nay làm giảm năng suất đối với một số loại cây trồng.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết Canada sẽ giúp Ukraine tìm ra các phương án xuất khẩu ngũ cốc dự trữ để giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu đang bị lung lay bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này có thể tiếp tục làm cho giá Ngũ cốc suy giảm.
Nhóm Kim loại:
Giá đồng và nhôm đồng loạt giảm do những hạn chế về Covid-19 tại Trung Quốc và lo sợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn làm giảm triển vọng nhu cầu.
Hợp đồng đồng tháng 6 sôi động nhất trên Sàn giao dịchkỳ hạn Thượng Hải kết thúc giao dịch ban ngày giảm 1% xuống mức 71.440 CNY (tương đương 10.633,17 USD), sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 16/3.
Thượng Hải và Bắc Kinh đang phải đối phó với đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất nhất kể từ khi dịch bắt đầu, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế đối với người dân làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, việc làm và ngay cả việc kinh doanh sản xuất…
Lo ngại về việc thắt chặt, khóa cửa ở Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như làm giảm sức hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Bên cạnh đó, việc phong tỏa tại Trung Quốc, tăng lãi suất tại Mỹ và những nơi khác, USD mạnh lên đã gây áp lực cho giá đồng, theo nhà phân tích Jens Pedersen tại Ngân hàng Danke. Ông bổ sung thêm những kích thích kinh tế của Trung Quốc trong năm nay có thể khôi phục giá kim loại.
Một khảo sát cho thấy tâm lý nhà đầu tư tại khu vực eurozone giảm trong tháng 5, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Giá USD tăng vọt lên mức cao mới trong hai thập kỷ, khiến các kim loại đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.
Dự trữ đồng trên sàn LME tăng lên 169.175 tấn từ khoảng 70.000 tấn trong đầu tháng 3, làm giảm lo ngại về nguồn cung.
Dữ liệu hải quan cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu củaTrung Quốc trong tháng 4 chậm lại, xuống một con số, thấp nhất trong hai năm, trong khi nhập khẩu hầu như không đổi. Trong tháng 4, nhập khẩu đồng của Trung Quốc đã giảm 4% so với cùng tháng một năm trước đó, do các đợt đóng cửa trên toàn quốc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Trong tháng 4/2022, hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh hơn, trong khi hoạt động nhà máy của Mỹ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn 1-1/2.
Nhóm Nguyên liệu công nghiệp:
Giá cà phê lao dốc mạnh do áp lực từ vụ mùa năm nay đang được tiến hànhthu hoạch ở các vùng Conilon robusta và tiếp theo sau sẽ là vùng arabica, kết hợp với tỷ giá đồng real suy yếu trở lại đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán ra.
Giá cà phê hôm nay (11/5) duy trì đà giảm trên hai sàn giao dịch London và New York. Trong đó, giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 204 cent/pound sau khi giảm hơn 1%.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi xuống. Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.001 USD/tấn sau khi giảm 0,55% (tương đương 11 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 204 cent/pound, giảm 1,11% (tương đương 2,3 cent).
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu cà phê đạt 2,892 triệu tấn, trị giá 15,54 tỷ EUR (16,47 tỷ USD), tăng 0,1% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với năm 2020.
Trong đó, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 548,44 nghìn tấn, trị giá 867,1 triệu EUR (919,13 triệu USD), giảm 14,6% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với năm 2020.
Nguyên nhân chính là do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, dẫn đến nguồn cung cà phê của Việt Nam bị gián đoạn
Tin trong nước:
Giá thức ăn thủy sản tăng cao, người nuôi cá lóc thua lỗ.
Lần đầu tiên người nuôi cá lóc ở Trà Vinh bị thua lỗ thê thảm vì giá cá lóc thương phẩm giảm mạnh hiện chỉ còn25.000 đồng/kg, nhưng vẫn không có thương lái chịu mua.
Bình quân người nuôi cá lóc hiện tại bị lỗ từ 5.000 – 6.000 đồng/kg và phải tự thu hoạch dần đem bán tại các chợ truyền thống trong tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Nhứt, hộ chuyên nuôi cá lóc ở xã Đại An, huyện Trà Cú cho biết, từ tháng 6/2021 cho đến nay, giá thức ăn dành cho cá không ngừng tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg so với trước đó.
Trong khi đó, để nuôi cá lóc đạt trọng lượng 01 kg/con, người nuôi phải bỏ ra chi phí khoảng 30.000 đồng/kg.
Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay từ 30.000 – 32.000 đồng/kg, người nuôi chịu thua lỗ khoảng 5.000 đồng/kg cá thương phẩm do giá thức ăn tăng cao và chi phí về tỉ lệ hao hụt cá giống trong quá trình nuôi.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, tính đến đầu tháng 5/2022, toàn tỉnh Trà Vinh có 665 lượt hộ thả nuôi cá lóc trên diện tích 119 ha mặt nước ao, với hơn 46 triệu con giống, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng hơn 25.000 tấn cá.
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, nghề nuôi cá lóc trong tỉnh trong nhiều năm đã qua luôn gặp khó về thị trường đầu ra và giá cá không ổn định.
Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương khuyến cáo nông dân nuôi các lóc nên chọn phương cách thả con giống luân canh để giảm thu hoạch tập trung, hạn chế được tình trạng cung vượt cầu bị rớt giá.
Nông dân cần có sẵn ao nuôi cá dư phòng khi thu hoạch chọn cá chưa đạt kích cở nuôi tiếp để bán được giá.