• MXV-Index -% 2,186.19
  • MXV-Index Nông sản -% 1,239.65
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,145.70
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,766.79
  • MXV-Index Kim loại -% 1,856.95

Phiên giao dịch đầu tuần, thị trường hàng hóa bất ngờ tăng điểm trở lại. Nguyên nhân được cho là tâm lý lo ngại về nguồn cung do các lệnh trừng phạt phương Tây có thể tiếp tục áp lên đối với Nga. Đặc biệt là ở nhóm Năng lượng và Nông sản. Kết phiên MXV Index tăng 1.74% tương đương với mức tăng 50.21 điểm, đóng cửa tại mức 2.95,6 điểm.

Nhóm Năng lượng:

Chiều 4/4, giá dầu châu Á tăng khoảng 1 USD trước lo ngại về nguồn cung thắt chặt, khi Đức cảnh báo nhiều biện pháp trừng phạt nữa với Nga và các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran tạm dừng. Đức cho biết phương Tây sẽ nhất trí ban hành thêm nhiều biện pháp trừng phạt nữa với Nga trong những ngày tới.
Nguồn cung dầu từ Nga được ước tính sẽ giảm từ 1-3 triệu thùng/ngày, từ đó càng làm thắt chặt hơn nữa thị trường toàn cầu vốn đang “vật lộn” với lượng hàng dự trữ ở mức thấp.
Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã nâng dự báo giá dầu trong năm 2023 từ 110 USD/thùng lên 115 USD/thùng do nguồn cung nhiên liệu thắt chặt và nhu cầu cao, bất chấp tình trạng phong tỏa do dịch COVID-19 tại Trung Quốc và lượng dầu giải phóng cao kỷ lục từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ./.

Kết phiên, Dầu Brent kỳ hạn tháng 6 tăng 3.01% lên mức 107.53 USD/Thùng. Dầu WTI kỳ hạn tháng 5 tăng 4.04% lên mức 103.28 USD/Thùng.

Nhóm Nông sản:

Đồng loạt tăng điểm ngày hôm qua khi những lo ngại về nguồn cung làm dầu tăng cao sẽ tạo áp lực đối với chi phí vận chuyển. Tâm lý lo sợ rủi ro vì những lo ngại về tuyến đường vận chuyển qua biển Đen sẽ tiếp tục do tình hình chiến sự tại Ukraine.

Cùng với đó, các nhà lãnh đạo từ Liên minh Giao thông vận tải chính của Argentina cho biết vào thứ Hai, họ sẽ kêu gọi một cuộc đình công quốc gia để yêu cầu tăng giá cước vận chuyển ngũ cốc, vì chi phí nhiên liệu cao hơn gây ra căng thẳng trong toàn ngành.

Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine trong tháng 3 ít hơn bốn lần do cuộc xâm lược của Nga, Bộ Kinh tế Ukraine cho biết, trong khi các nhà xuất khẩu tìm cách vận chuyển hạt bằng đường sắt khi các cảng biển vẫn bị chặn bởi các lực lượng Nga.

Kết phiên, Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 tăng 2.62% lên mức 1010,2 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 2.1% lên mức 750.4 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Giá cà phê hôm nay (5/4) tiếp tục biến động không đồng nhất khi robusta giảm còn arabica tăng. So với giao dịch trước đó, mức giá ở thời điểm khảo sát được điều chỉnh tăng giảm không quá 1%.

Khảo sát lúc 7h sáng nay cho thấy, Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng giảm trái chiều. Theo đó, giá cà phê  robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.132 USD/tấn sau khi giảm 0,33% (tương đương 7 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 230,60 cent/pound, tăng 0,96% (tương đương 2,20 cent)

Trong tháng 3/2022, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới giảm so với tháng 2/2022 do tác động của căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine.

Cũng trong sáng nay, Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 265,4 yen/kg, giảm 0,60% (tương đương 1,6 yen/kg).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.450 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,59% (tương đương 80 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á trong nửa cuối tháng 3/2022 phục hồi trở lại sau khi giảm mạnh vào đầu tháng. Tuy nhiên, so với cuối tháng 2/2022, giá cao su vẫn giảm.

Nhóm Kim loại:

Những biến động mạnh ở thị trường thép đã tác động vào các vấn đề cốt lõi của các nền kinh tế lớn như EU, Mỹ. Hiệu ứng từ cuộc căng thẳng Nga – Ukraine làm xáo trộn chuỗi cung ứng khiến toàn bộ hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng.

Sau 3 tuần kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, giá thép ở Châu Âu tăng tới 51%. Điều này gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế tại Châu Âu vì thép vẫn là mặt hàng vật liệu xây dựng thiết yếu. Giá thép leo thang cùng với chi phí năng lượng cũng tăng khiến các nhà sản xuất, chế tạo ở Châu Âu phải đứng trước lựa chọn khó khăn: chấp nhận việc tăng giá sản phẩm hoặc giảm sản lượng.

1/5 nguồn cung thép ở Châu Âu đang phải phụ thuộc vào Nga và Ukraine và tác động ngày càng trầm trọng hơn do chi phí năng lượng tăng cao buộc các nhà máy thép phải giảm sản lượng. Tuy nhiên, các quốc gia khác bao gồm Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bị ảnh hưởng bởi việc thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm chủ chốt.

TIN TRONG NƯỚC:

Giá gạo Việt Nam giảm do nguồn cung tăng lên

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ không đổi trong tuần này trong bối cảnh triển vọng nguồn cung tăng và đồng rupee tăng giá, trong khi lượng dự trữ tăng đã ảnh hưởng đến giá gạo tại Việt Nam. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức 367-370 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước.

Một thương lái tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nguồn cung trong nước đang tăng nhờ sản lượng thu hoạch từ vụ Đông-Xuân, thêm vào đó chất lượng vụ mùa này đã bị ảnh hưởng do mưa kéo dài khi thu hoạch.

Dữ liệu vận chuyển sơ bộ cho thấy 72.000 tấn gạo dự kiến sẽ được bốc dỡ tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tuần đầu tiên của tháng 4/2022, trong đó, hầu hết số gạo này sẽ được vận chuyển đến Philippines và châu Phi.

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong quý I/2022 ước tính tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021 lên 1.475 triệu tấn, nâng doanh thu tăng khoảng 10,5% lên 715 triệu USD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *