• MXV-Index -% 2,189.71
  • MXV-Index Nông sản -% 1,226.20
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,196.44
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,777.60
  • MXV-Index Kim loại -% 1,847.44

Những biến động mạnh từ thị trường Năng lượng và Nông sản ngày hôm qua là tác nhân chính làm cho thị trường hàng hóa giảm điểm. Chỉ số MXV Index đóng cửa tại mức 2.899,5, giảm 57.84 điểm, tương đương mức giảm 1.96%.

Nhóm Năng lượng:

Sau một ngày bật tăng, giá dầu bất ngờ giảm mạnh do Mỹ tính xả kho dầu dự trữ. Cùng với đó là việc hoạt động sản xuất tại Trung Quốc bị đình trệ, gây sức ép lên nhu cầu dầu.

Theo Trading Economics, sau khi bật tăng vào hôm 30/3, giá dầu ngày 31/3 lại bất ngờ giảm mạnh. Trong vòng 24 giờ qua, giá dầu thô Brent có thời điểm rơi xuống dưới 107 USD/thùng. Tính đến 15h30, loại hàng hóa này được giao dịch ở mức 109 USD/thùng, giảm gần 4% so với 24 giờ trước đó.

Trong khi đó, giá dầu WTI chứng kiến mức giảm gần 5% so với một ngày trước đó xuống còn 102,7 USD/thùng.

Theo chuyên gia tài chính Jeffrey Halley của hãng Oanda: “Giá dầu quay đầu lao dốc sau thông tin chính quyền Tổng thống Joe Biden cân nhắc xả kho 1 triệu thùng dầu/ngày trong vòng vài tháng nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung do cuộc chiến ở Ukraine”

Theo Bloomberg, Mỹ có thể xả 180 triệu thùng dầu từ kho dự trữ nhằm hạ nhiệt thị trường. Kế hoạch của Mỹ cũng đi kèm với nỗ lực ngoại giao nhằm thúc giục Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) điều tiết nguồn cung dầu toàn cầu từ các quốc gia khác.

Cũng theo Jeffrey Halley, các động thái tiếp theo của OPEC+ vẫn còn là ẩn số đối với thị trường dầu. Thị trường dầu có thể hạ nhiệt khi thỏa thuận hạt nhân Iran có tiến triển, cùng với mức tăng sản lượng hàng tháng của OPEC+ và việc xả kho dầu dự trữ trên toàn cầu.

Giới quan sát cho rằng các chính sách chống dịch của Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu lớn – cũng đè nặng lên nhu cầu dầu đối với những hoạt động như đi lại, sản xuất, vận chuyển, từ đó cản trở đà tăng của giá dầu. Halley dự báo giá dầu WTI được giao dịch quanh mức 95-115 USD/Thùng. Kết phiên, giá dầu Brent giảm 6.04% về mức 104.71 USD/Thùng. Dầu WTI giảm 6.99% về mức 100.28 USD/Thùng.

Hôm qua, Nga cũng tuyên bố đóng băng hợp đồng khí đốt không trả bằng đồng Ruble. Ông Putin tuyên bố quốc gia “không thân thiện” sẽ bị đóng băng hợp đồng khí đốt nếu không mở tài khoản ngân hàng Nga và thanh toán bằng ruble.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp về các vấn đề của ngành hàng không ở ngoại ô Moskva: “Chúng ta sẽ cung cấp cho nhà thầu từ các quốc gia này kế hoạch rõ ràng và minh bạch. Để mua khí đốt tự nhiên Nga, họ phải mở tài khoản đồng ruble tại các ngân hàng Nga. Tài khoản này sẽ thanh toán những lô khí đốt được cung cấp từ ngày 1/4”.

Ông Putin nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ cung cấp khí đốt với khối lượng và mức giá được ấn định theo hợp đồng hiện có. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền tệ Nga là vấn đề Moskva đã chốt và các nước không thể thương lượng. Trong khi đó, Thủ tướng Đức tuyên bố các khoản thanh toán cho khí đốt mua từ Nga sẽ được thực hiện bằng đồng euro hoặc USD.

Nhóm Nông sản:

Theo Reuter, Dự trữ lúa mì của Mỹ giảm xuống 1,025 tỷ giạ, mức thấp nhất trong 14 năm, chính phủ cho biết hôm thứ Năm, với nguồn cung từ vụ thu hoạch hạn hán năm 2021 đang giảm dần khi nhu cầu toàn cầu tăng lên.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng cho biết nông dân Mỹ đã lên kế hoạch cắt giảm diện tích ngô của họ xuống 89,490 triệu trong năm nay từ 93,357 triệu năm 2021. Hạt đậu tương đã tăng lên 90,955 triệu và trồng lúa mì vụ xuân dự kiến ​​sẽ giảm xuống 11,200 triệu.

Băng giá sớm ở vành đai canh tác của Argentina có thể gây thiệt hại thêm cho đậu nành và ngô trong niên vụ 2021/22, sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cho biết hôm thứ Năm, một đòn tiềm năng đối với sản xuất đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán trước đó.

Về ngô, sàn giao dịch cho biết sương giá khi đất nước Nam Mỹ chuyển từ mùa hè sang mùa thu đã ảnh hưởng đến sản lượng ngô trồng muộn, vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Thu hoạch ngô hoàn thành khoảng 14,4%. Sàn giao dịch tuần trước đã cắt giảm dự báo đối với ngô 2 triệu tấn do thời tiết khô hạn, đến sau mức giảm thậm chí còn lớn hơn hồi đầu năm.

Kết phiên, Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 giảm 2.06% về mức 1.006 Cent/giạ. Đậu tương kỳ hạn tháng 5 giảm 2.75% về mức 1.618,2 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 1.44% lên mức 748.6 Cent/giạ.

Cũng theo Reuter, Nga sẽ cấm xuất khẩu hạt hướng dương từ hôm nay đến cuối tháng Tám và áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với dầu hướng dương để tránh tình trạng khan hiếm và giảm bớt áp lực lên giá trong nước, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết hôm thứ Năm. Chính phủ đã thông qua lệnh cấm và hạn ngạch cùng với các biện pháp khác nhằm ổn định giá nông sản trong nước.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Giá cà phê hôm nay (1/4) duy trì đà tăng trên thị trường thế giới. Trong đó, giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 226,40 US cent/pound sau khi đã được điều chỉnh hơn 2%.

Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.165 USD/tấn sau khi tăng 0,6% (tương đương 13 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 226,40 US cent/pound, tăng 2,05% (tương đương 4,55 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Cũng trong sáng nay Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2022 ghi nhận mức 258 yen/kg, tăng 0,31% (tương đương 0,8 yen/kg).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh lên mức 13.420 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,21% (tương đương 160 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Nhóm Kim loại:

Ấn Độ hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép

Tháng 2/2022, chính phủ Ấn Độ đã ra thông báo thu hồi thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước trong đó có Trung Quốc, một động thái nhằm kiềm chế giá kim loại cao và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, thuế chống trợ cấp (Countervailing duty – CVD) cũng đang được xóa bỏ vĩnh viễn đối với nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nóng và cán nguội từ Trung Quốc. Ngoài ra, đối với các sản phẩm như sản phẩm thép bán thành phẩm, loại phẳng và dài bằng thép không gì, hợp kim được cắt giảm thuế hải quan từ 10-12,5% xuống 7,5%.

Các DN nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ, các doanh nghiệp này đóng góp hơn 30% vào năng lực sản xuất và hơn 45% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ. Giá thép tại Ấn Độ đã tăng tới 25% trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2021, nguyên nhân chính là do giá toàn cầu tăng và giá nguyên liệu thô cao hơn, chủ yếu là quặng sắt. Các nhà xuất khẩu kỹ thuật đã yêu cầu chính phủ thực hiện các chính sách kể trên để kiểm soát giá thép cao.

Trước đó, kể từ ngày 18/10/2018, Ấn Độ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép hợp kim dạng thanh và que có chiều dài thẳng, nhập khẩu từ Trung Quốc; các sản phẩm thép cán phẳng, được mạ hoặc phủ bằng hợp kim nhôm hoặc kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc. Ngày 25/9/2019, Ấn Độ cũng đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép tốc độ cao không coban nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc và Đức.

TIN TRONG NƯỚC: Giá xăng giảm mạnh hơn 1.000 đồng/lít từ 0h ngày 1/4

Từ 0h ngày 1/4, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.  Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu Thay đổi Giá không cao hơn
Xăng E5RON92 – 1.021 đồng/lít  27.309  đồng/lít
Xăng RON95-III -1.039 đồng/lít  28.153 đồng/lít
Dầu diesel 0.05S +1.447 đồng/lít  25.080 đồng/lít
Dầu hỏa +1.519 đồng/lít  23.764 đồng/lít
Dầu mazut 180CST 3.5S  +506 đồng/kg  20.929 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 0h ngày 1/4.

Trong kỳ điều hành lần này Liên Bộ trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) đối với các mặt hàng E5RON92 ở mức 250 đồng/lít và RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa và dầu mazut không trích lập.

Hoạt động sản xuất ở nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đình trệ đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu trong trong nước. Theo đó, nhà máy này chiếm 35% nguồn cung xăng dầu chính vì vậy dẫn đến thiếu hụt xăng dầu.

Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản yêu cầu PVN, Nghi Sơn báo cáo kế hoạch tái khởi động sản xuất, cung ứng giao hàng cho thương nhân đầu mối.

Trong quá trình khắc phục, Nghi Sơn cơ bản hoạt động trở lại. Tuy nhiên đối với việc đảm bảo nguồn cung trong quý II đặc biệt tháng 5, 6, Bộ Công Thương chưa nhận được báo cáo cụ thể sản lượng giao cho các thương nhân đầu mối.

“Riêng tháng 2/2022 Nghi Sơn chỉ cung cấp được 50% nguồn cung đã cam kết, tương đương thiếu 17 – 20% tổng nguồn cung của cả nước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *