• MXV-Index -% 2,186.19
  • MXV-Index Nông sản -% 1,239.65
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,145.70
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,766.79
  • MXV-Index Kim loại -% 1,856.95
Tổng hợp diễn biến thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 16/6/2021

NÔNG SẢN

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/06, các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT đóng cửa với những mức tăng giảm trái chiều nhau. Đáng chú ý nhất là diễn biến giảm kịch sàn đối với hợp đồng tương lai dầu đậu tương ở tất cả các kỳ hạn. Trong phiên hôm nay, toàn bộ các mặt hàng nhóm đậu tương sẽ mở rộng giới hạn giá, lên mức 45 USD với khô đậu tương, 150 cents với đậu tương và 5.5 cents đối với dầu đậu tương.
Đậu tương tiếp tục giảm 1.18% xuống 1448.50 cent/giạ, đánh dấu phiên giảm thứ 6 liên tiếp. Argentina dự kiến sẽ rút lại lệnh cấm xuất khẩu thịt bò, giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung các sản phẩm đậu tương từ nông dân nước này, khi họ thường có xu hướng dừng xuất khẩu để phản đối các chính sách vô lý từ nhà nước.

Tong hop dien bien thi truong

Dầu đậu tương giảm rất mạnh 5.34% về mức 62.07 cent/pound. Bên cạnh sức ép từ chính sách giảm nghĩa vụ pha trộn nhiên liệu sinh học cho các nhà máy lọc dầu, đà giảm mạnh của dầu cọ cũng tác động bearish lên giá dầu đậu tương. Giá dầu cọ Malaysia giảm gần 4%, khi Ấn Độ thông báo sẽ không giảm thuế nhâp khẩu, khiến cho nhu cầu của nước này giảm xuống.

Khô đậu tương bật tăng mạnh gần 2% từ vùng hỗ trợ quan trọng 370 USD nhờ diễn biến trá chiều với dầu đậu tương.
Hợp đồng ngô tháng 7 tiếp tục trải qua 1 phiên trái chiều với các hợp đồng tháng xa khi tăng 0.82%, lên mức 667.50 cent/giạ. Sản lượng ethanol trong tuần kết thúc vào 11/06 của Mỹ đã giảm nhẹ xuống 1,02 nghìn thùng/ngày nhưng vẫn là tháng thứ năm liên tiếp sản lượng ethanol của Mỹ đạt trên một nghìn thùng mỗi ngày, cho thấy sự phục hồi của ngành công nghiệp này.
Lúa mì đóng cửa tăng nhẹ 0.19%, lên mức 662.75 cent/giạ. Giá ngô vượt lên cao hơn giá lúa mì khiến cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Hàn Quốc đã chọn đặt mua các đơn hàng lúa mì. Tuy nhiên, tốc độ xuất khẩu lúa mỳ của Nga phục hồi sau chính sách giảm thuế và đồng Dollar tăng là những yếu tố đã hạn chế đà tăng của lúa mỳ CBOT.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP

Giá Arabica đóng cửa tăng trở lại 1.42% sau khi bị đẩy về mức thấp nhất kể từ cuối tháng 5 bằng việc giảm liên tiếp 3 phiên trước đó. Mặc dù đã có mưa trở lại ở các vùng gieo trồng của Brazil, tuy nhiên ngân hàng Citigroup vẫn cho rằng giá Arabica có thể lên mức trung bình 165 cents trong quý IV do ảnh hưởng của hạn hán trước đó.
Giá ca cao tiếp tục suy yếu, khi mà thị trường vẫn đang trong bối cảnh thặng dư và theo Citigroup, giá rất kho tăng mạnh cho đến niên vụ 22/23. Dự kiến giá trung bình trong quý IV sẽ chỉ ở mức 2400 USD/tấn.

Giá đường hầu như không đổi, khi đà tăng gần đây của giá dầu đã hỗ trợ tích cực đến giá đường, nhưng thời tiết thuận lợi ở Brazil, Ấn Độ và Thái Lan đã gây sức ép ngược lại. Việt Nam cũng đã áp thuế chống bán phá giá 47.64% với giá đường từ Thái Lan, là yếu tố “bearish” với giá đường thế giới.

Giá bông đóng cửa tăng không đáng kể 0.06%. Thời tiết tại vùng đồng bằng phía nam của Mỹ trong nửa cuối tháng 6 sẽ không thuận lợi như ở Midwest, với lượng mưa thấp hơn và nhiệt độ cao hơn trung bình.

KIM LOẠI

Giá các mặt hàng kim loại quý diễn biến trái chiều trong phiên hôm qua. Giá vàng giảm rất mạnh 2.5% xuống mức thấp nhấp kể từ đầu tháng 5 đến nay, sau khi FED thông báo có thể sẽ điều chỉnh lãi suất sơm hớn so với dự định trong cuộc họp gần nhất. Thông tin này khiến đồng Dollar bật tăng mạnh và gây sức ép lên toàn bộ nhóm kim loại quý.

Mặc dù vậy, đi kèm với khả năng lạm phát là việc các hoạt động sản xuất phục hồi trở lại, khiến nhu cầu bạc đối với lĩnh vực công nghiệp tăng lên, giúp giá bạc phục hồi nhẹ sau 2 phiên giảm liên tiếp.

Diễn biến trái chiều cũng xuất hiện ở các mặt hàng kim loại cơ bản, khi mà Cơ quan Dự trữ Chiến lược Lương thực Quốc gia Trung Quốc (NFSRA) sẽ sớm bắt đầu giải phóng các mặt hàng kim loại cơ sở từ kho dự trữ quốc gia để đảm bảo nguồn cung và giúp bình ổn giá cả. Điều này đã gây sức ép lớn lên Quặng sắt, mặt hàng đã tăng giá chóng mặt kể từ đầu năm đến nay.
NĂNG LƯỢNG
Giá dầu được hỗ trợ nhờ dữ liệu Báo cáo Dầu khí hàng tuần của EIA cho thấy tồn kho dầu thô tuần kết thúc 11/06 giảm mạnh. Tuy nhiên, việc FED dự kiến sẽ nâng lãi suất sớm hơn dự định trước đó khiến giá USD tăng mạnh, cản trở đà tăng của giá dầu. Kết thúc phiên giao dịch, dầu WTI tăng không đáng kể 0.04% lên 72.15 USD/thùng trong khi dầu Brent tăng 0.54% lên 74.39 USD/thùng.

Tồn kho dầu thô thương mại Mỹ giảm 7.4 triệu thùng, mạnh hơn nhiều so với dự đoán giảm 3.3 triệu thùng của thị trường. Tuy nhiên, tồn kho xăng đã tăng 3 tuần liên tiếp đã kìm hãm đà tăng của giá.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang hoạch định chính sách (FOMC) đẩy nhanh thời điểm nâng lãi suất đã khiến giá USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng, tác động tiêu cực đến các sản phẩm định giá bằng đồng bạc xanh như dầu thô. Bên cạnh đó, FED cũng nâng lạm phát dự kiến tại Mỹ năm 2021 lên 3.4% – cao hơn 1% so với con số đưa ra trong tháng 3. Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Do đó, giá WTI bị tác động mạnh hơn so với giá Brent.
Thông tin từ cuộc họp của FED hôm qua cũng tác động tiêu cực đến giá xăng, khiến giá giảm 0.66% xuống 2.16 USD/gallon. Trong khi đó, giá khí tự nhiên đã tăng trở lại sau phiên giảm mạnh trước đấy.

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *