Thị trường hàng hóa tăng trưởng mạnh mẽ trong ngày họp của Fed. Việc Fed quyết định tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản như tính trước đó đã góp phần ảnh hưởng đến giá các loại mặt hàng, đặc biệt là nhóm Năng lượng. Chỉ số MXV Index tăng 60,45 điểm tương đương mức tăng 2.03%.
Nhóm Năng lượng:
Theo tờ The Economic Times, Ấn Độ đang cố gắng đàm phán với Nga để giảm giá dầu xuống dưới 70 USD/thùng trong nỗ lực bù đắp rủi ro giao dịch với nhà sản xuất dầu mỏ này khi những khách hàng khác quay lưng. Giá dầu Brent thế giới đang giao dịch gần 105 USD/thùng.
Các nhà máy lọc dầu nhà nước và tư nhân của nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới mua hơn 40 triệu thùng dầu thô của Nga kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng Hai, tăng hơn 20% so với lượng nhập khẩu trong cả năm 2021. Ấn Độ – quốc gia nhập khẩu hơn 85% dầu – là một trong số ít nước mua dầu thô của Nga còn lại.
Dòng dầu của Nga sang Ấn Độ không chịu trừng phạt nhưng các hạn chế quốc tế trong các lĩnh vực như bảo hiểm hàng hải và sức ép từ Mỹ đang khiến hoạt động thương mại trở nên khó khăn hơn.
Các nhà máy lọc dầu quốc doanh Ấn Độ có thể tiêu thụ khoảng 15 triệu thùng mỗi tháng – khoảng 1/10 tổng lượng nhập khẩu – nếu Nga đồng ý với đề xuất giá cả và cung cấp dầu cho Ấn Độ.
Trong khi đó, các nhà lọc dầu tư nhân như Reliance Industries và Nayara Energy thường mua nguyên liệu thô theo cách riêng lẻ. Nga đang nỗ lực duy trì nguồn cung nhiên liệu cho Ấn Độ – cả từ phía tây qua Biển Baltic và trên các tuyến đường từ Viễn Đông của Nga.
Tuy vậy, sau cuộc họp của Fed, giá dầu WTI kỳ hạn tăng 5.27% lên mức 107.81 USD/Thùng.
Nhóm Nông sản:
Giá lúa mì của Nga đã suy yếu vào tuần trước, nguyên nhân là do nguồn cung trong nước vẫn cao. Theo hang tư vấn Ikar, giá FOB đối với lúa mỳ có hàm lượng Protein 12.5% đã giảm từ xuống mức 370 USD/Tấn so với mức trước đó là 380 USD/Tấn. Tuần trước Nga cũng có lượng xuất khẩu lúa mì cao nhất kể từ tháng 2 khi đạt mức 780.000 tấn, tăng 190.000 tấn so với mức 590.000 tấn trong tuần trước nữa.
Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết có thể xuất khẩu 8 triệu tấn lúa mì trong niên vụ hiện tại trong bối cảnh có một số lo ngại rằng nước này có thể sẽ hạn chế bán hàng do tình hình thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng đến năng suất. Ấn Độ cũng đã cắt giảm dự báo sản lượng từ mức 111,3 triệu tấn xuống còn 105 triệu tấn.
Kết phiên, giá lúa mì kỳ hạn tăng 2.96% lên mức 1.076,4 Cent/giạ.
Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:
Khảo sát lúc 7h sángngày 4.5. Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi lên. Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.104 USD/tấn sau khi tăng1,45% (tương đương 30 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 218,20 US cent/pound, tăng 0,83% (tương đương 1,8 cent)
Trong giai đoạn 2021 – 2022, nhập khẩu cà phê sang Trung Quốc, bao gồm cà phê xanh, rang xay và hòa tan đóng gói, ước tính sẽ đạt 4 triệu bao.
Điều này sẽ đặt Trung Quốc vào vị trí giữa Nga và Vương quốc Anh về tổng nhập khẩu cà phê hàng năm, mặc dù Trung Quốc đại diện cho thị trường nhập khẩu cà phê phát triển nhanh nhất theo tỷ lệ phần trăm trong số tất cả các nước mua cà phê lớn trên thế giới.
Báo cáo gần đây cho thấy, phần lớn sự tăng trưởng của thị trường nhập khẩu của Trung Quốc là do lĩnh vực bán lẻ, với tổng số cửa hàng bán lẻ cà phê dự kiến sẽ tăng từ khoảng 108.000 cửa hàng vào năm 2020 lên khoảng120.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.
Kết phiên, giá Cafe Robusta tăng 1.04% lên mức 2.137 USD/Tấn. Cafe Arabica kỳ hạn tăng 1.31% lên mức 220,8 Cent/Pound.
Nhóm Kim loại:
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thếgiới (Worldsteel), sau khi ghi nhận sụt giảm 6,1% trong tháng 1, sản lượng thép thô thế giới của 64 y là 142,7 triệu tấn vào tháng 2 tiếp tục giảm 5,7%.
Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận giảm về sản lượng trong tháng 2 khi đạt 81,7 triệu tấn, giảm 10% so với tháng 2/2021. Trong khi đó, các nước có sản lượng thép thô lớn khác như Ấn Độ, Mỹ, Nga, Iran lại tăng từ 0,6% đến 11,8%.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Thép Thế giới(Worldsteel), năm 2022 sẽ là một năm triển vọng khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu xây dựng hồi phục mạnh trở lại sẽ khiến nhu cầu thép sẽ có bước tăng trưởng trong năm nay.
Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 0,4%, đạt 1.840,2 triệu tấn vào năm 2022. Cùng với đó, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng, đặc biệt là nguyên liệu thô để sản xuất thép và sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra.
Dự báo giá thép sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
TIN TRONG NƯỚC:
Các doanh nghiệp sản xuất thông báo tăng giá 400 đồng/kg đối với thức ăn chăn nuôi cho heo từ ngày 1/5. Như vậy, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 4 đợt kể từ đầu năm trong khi giá heo đi ngang, điều này khiến người chăn nuôi lỗ 7.000 – 10.000 đồng/kg heo hơi.
Theo báo Thanh Niên, kể từ ngày 1/5, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi như USFeed, C.P Việt Nam, Hòa Phát, GreenFeed, CJ Vina Agri, Wagon Việt Nam thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi cho heo 300 – 500 đồng/kg.
Như vậy, trong vòng 4 tháng qua, thức ăn chăn nuôi đã có 4 lần tăng giá liên tiếp, tổng mức tăng khoảng 40.000 đồng/kg.
Đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết người chăn nuôi kỳ vọng giá heo hơi có thể nhích lên 60.000 đồng/kg, nhưng đến nay, tình hình thị trường cho thấy, giá heo xuất chuồng đang chững lại ở mức thấp, có lợi cho người tiêu dùng trong những ngày nghỉ lễ.
Hiện, giá heo ba miền tiếp tục đi ngang, giá dao động từ53.000 – 58.000 đồng/kg.