• MXV-Index -% 2,186.19
  • MXV-Index Nông sản -% 1,239.65
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,145.70
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,766.79
  • MXV-Index Kim loại -% 1,856.95

Thị trường hàng hóa bật tăng trở lại ngày 30 tháng 3, mặc dù trước đó có những thông tin tích cực từ cuộc đàm phán Nga – Ukraine, tuy nhiên hôm qua điện Kremlin cho biết không thể hứa hẹn bất kỳ đột phá nào. Cùng ngày trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp, ông Putin nói rằng các cuộc pháo kích vào Mariupol chỉ kết thúc khi quân đội Ukraine đầu hàng. Điều này làm dấy lên tâm lý lo ngại sự đứt gãy nguồn cung trên toàn thị trường. Kết phiên chỉ số MXV Index tăng 66.74 điểm lên mức 2.957,59 điểm. Tương đương mức tăng 2.31%.

Nhóm Năng lượng:

Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,21 USD, hay 1,1%, lên 111,44 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 3,58 USD, hay 3.44% và đóng cửa ở mức 107.82 USD/Thùng.

Số liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn dự đoán, xuống còn 410 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho biết đà tăng của giá dầu phần nào bị hạn chế bởi sự gia tăng bất ngờ trong lượng xăng và các sản phẩm chưng cất dự trữ của Mỹ trong tuần trước, cũng như nhu cầu thấp hơn đối với cả hai sản phẩm này.
Bên cạnh đó, giá dầu còn được hỗ trợ khi Mỹ và các nước đồng minh đang lên kế hoạch cho các lệnh trừng phạt mới đối với nhiều lĩnh vực hơn của nền kinh tế Nga, trong đó có chuỗi cung ứng quân sự. Ngoài ra, nhiều nguồn thạo tin cho hay trong cuộc họp vào ngày 31/3, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, có thể sẽ giữ nguyên mức tăng sản lượng mục tiêu khoảng 432.000 thùng/ngày.
Nhưng nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc đang gây áp lực lên giá dầu, khi nước này áp đặt nhiều biện pháp hạn chế đi lại và lệnh phong tỏa liên quan đến dịch COVID-19 ở nhiều thành phố, trong đó có trung tâm tài chính Thượng Hải. Trong khi đó, số liệu của Mỹ cho thấy số việc làm trong khu vực tư nhân ở nước này đã duy trì đà tăng khá trong tháng Ba, qua đó khiến giới đầu tư lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất, từ đó có thể làm giảm đà tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu./.

Nhóm Nông sản:

Diện tích trồng đậu tương 2022/2023 của Brazil sẽ tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn 15 năm, các chuyên gia kinh doanh nông nghiệp tại ngân hàng đầu tư Itau BBA cho biết hôm thứ Ba(29/3).

Nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và kìm chế giá cả leo thang, Nga đã công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU). Cơ quan báo chí của Chính phủ Liên bang Nga nêu rõ nước này sẽ tạm thời áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thành viên EEU.

Lệnh cấm xuất khẩu các loại ngũ cốc gồm lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch, ngô, sẽ có hiệu lực đến ngày 30/6 tới. Tuy nhiên, quyết định này có một số ngoại lệ, trong đó có các chuyến hàng viện trợ nhân đạo, sau khi được Bộ Nông nghiệp thông qua.

Lệnh hạn chế này sẽ có hiệu lực đến ngày 31/8 tới. Quyết định trên nhằm bảo vệ thị trường lương thực, thực phẩm trong nước trong khi Nga đối mặt với những biện pháp hạn chế của nước ngoài.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine khiến Nga gặp khó khăn khi nhập khẩu hàng hóa. Cả Nga và Ukraine đều là nhà xuất khẩu lúa mì chủ chốt.

Chiến dịch quân sự tại Ukraine đã đẩy giá cả hàng hóa cũng như ngũ cốc toàn cầu tăng cao.

Kết phiên, Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 tăng 1.28% lên mức 1.027,2 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 1.62% lên mức 738 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Khảo sát nhanh vào hồi 7h sáng nay cho thấy, Giá cà phê đồng loạt đi lên. Theo đó, giá cà phê robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.152 USD/tấn sau khi tăng 1,27% (tương đương 27 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 221,85 US cent/pound, tăng 2,85% (tương đương 6,15 US cent)

Vào hôm thứ Ba (22/3), nông dân trồng cà phê từ tổ chức hợp tác cà phê Mutheka ở hạt Nyeri (Kenya) đã được hưởng lợi từ phân bón do chính phủ trợ cấp với giá gần một nửa. Cụ thể, thông qua chương trình do Liên minh Hợp tác xã Trồng trọt mới Kenya (KPCU) giám sát, nông dân đã nhận được phân bón với chi phí là 3.024 shilling, thấp đáng kể so với mức 6.000 shilling nếu mua tại các cơ sở nông nghiệp địa phương.

Hiện tại, đã có hơn 1.300 nông dân trong tổng số 4.000 nông dân tại đây nhận được phân bón trợ cấp, điều này hứa hẹn sẽ giúp sản lượng cà phê của họ tăng từ 800.000 kg lên hơn 3 triệu kg trong thời gian tới.

Cũng trong sáng nay, Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2022 ghi nhận mức 257,1 yen/kg, giảm 0,35% (tương đương 0,9 yen/kg)

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh lên mức 13.420 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,21% (tương đương 160 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Vào đầu tuần này (28/3), giá cao su tự nhiên kéo dài đà tăng và đạt mức cao nhất trong ba tháng qua tại các thị trường chủ chốt của Kerala (Ấn Độ),

Nhóm Kim loại:

Quặng sắt tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Quặng sắt tại châu Á tăng vào thứ Tư (30/3), quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ năm liên tiếp do các thị trường kỳ vọng nhu cầu dự trữ ở Trung Quốc tăng mạnh khi các hạn chế COVID-19 được dỡ bỏ

Giá quặng sắt Đại Liên giao tháng 9/2022 kết thúc phiên giao dịch buổi sáng tăng 1,7% lên mức 884 CNY (tương đương 139,03 USD)/tấn, trong giao dịch đầu phiên giá quặng sắt chạm mức 887,50 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 9/8. Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 5/2022 tăng 1,7% lên mức 157,20 USD/tấn.

Mặc dù có giới hạn giao dịch và yêu cầu ký quỹ đối với một số sản phẩm giao sau, bao gồm cả thép. Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn thận trọng trong việc đẩy giá quặng sắt tăng sau thông báo của sàn giao dịch Đại Liên về phí giao dịch tăng và yêu cầu ký quỹ với giao dịch đầu cơ.

Giá quặng sắt Đại Liên đã tăng khoảng 30% trong năm nay bất chấp những động thái gần đây của chính quyền Trung Quốc nhằm kiềm chế đà tăng trong bối cảnh lo ngại về lạm phát khi giá hàng hóa tăng vọt.

TIN TRONG NƯỚC:

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Hiện nay, tình hình tiêu thụ nông sản rất tốt bởi 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ. Đặc biệt, số lượng xe hàng còn ùn tắc ở cửa khẩu Lạng Sơn đã giảm đi nhiều và chỉ còn khoảng 1.000 xe.

Chia sẻ về tăng trưởng xuất khẩu chung và nông sản nói riêng tại buổi họp báo thường kỳ quý I do Bộ Công Thương tổ chức chiều 30/3, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong quý I/2022, tăng trưởng xuất khẩu chung của các mặt hàng là 10%, riêng tăng trưởng xuất khẩu nông sản đạt 19%. Đặc biệt, gạo, cà phê, thủy sản còn có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa, từ 38-50%.
Thế nhưng, tình hình tiêu thụ nông sản vẫn gặp một số khó khăn ở một số nhóm hàng và một số thời điểm cụ thể. Chẳng hạn như mặt hàng trái cây xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ biên giới sang Trung Quốc. Vì vậy, nhằm tháo gỡ khó khăn Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về chuyển hoạt động thương mại biên giới từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng thành lập Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu biên giới do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ là thành viên.

Chính phủ, Bộ Công Thương đã điện đàm trực tiếp, làm việc với các cấp lãnh đạo của Trung Quốc. Các địa phương ở biên giới cũng phải làm việc với nhau, vì quyền hạn của các địa phương mà có biên giới với Trung Quốc khác với địa phương của Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải có sự quan hệ khăng khít, đảm bảo hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *