• MXV-Index -% 2,197.55
  • MXV-Index Nông sản -% 1,225.37
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,194.74
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,833.99
  • MXV-Index Kim loại -% 1,850.27

Thị trường hàng hóa ngày 28/4 có một phiên giao dịch bình ổn. Các nhóm hàng không có biến động quá lớn, chỉ số MXV Index giảm 5.08 điểm tương đương 0.17%

Nhóm Năng lượng:

Nguồn tin của Reuters cho biết OPEC+ có khả năng sẽ bám sát thỏa thuận hiện tại và đồng ý một mức tăng sản lượng nhỏ cho tháng 6 trong cuộc họp vào ngày 5/5 tới.

OPEC+ đã liên tục nới lỏng thoả thuận giảm sản lượng của mình kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Theo thỏa thuận hồi tháng 7 năm ngoái, OPEC+ dự kiến ​​sẽ tăng mục tiêu sản lượng lên 432.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 9/2021.

Tháng trước OPEC+ quyết định duy trì việc tăng sản lượng đến tháng 5. Một số quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn, dẫn đầu là Mỹ, liên tục gây sức ép cho OPEC+ trong việc đẩy mạnh sản lượng trong bối cảnh các nước phương Tây áp các lệnh trừng phạt lên Nga.

Tuy nhiên, nhóm này này vẫn còn đang phải vật lộn để đạt được mục tiêu sản lượng đã thống nhất. Trong tháng 3, sản lượng dầu thô của OPEC+ thấp hơn 1,45 triệu thùng so với mục tiêu, trong đó, lượng khai thác của Nga bắt đầu giảm.

Sản lượng dầu thô của Nga được dự báo giảm khoảng 17% trong năm 2022 do tác động của các lệnh trừng phạt.

Nhóm Nông sản:  

Ukraine và Bulgaria đạt thỏa thuận chuyển tải ngũ cốc qua cảng Varna

Sau cuộc hội đàm ngày 28/4 với Thủ tướng Bulgaria, ông Kiril Petkov, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cho biết nước này và Bulgaria đã đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua cảng Varna của Bulgaria.

Ông Zelensky không đưa ra mốc thời gian và không cung cấp chi tiết về khối lượng ngũ cốc sẽ được vận chuyển qua cảng Varna trên Biển Đen. Xuất khẩu của Ukraine đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột với Nga.

Thủ tướng Petkov nói trong một cuộc họp báo chung ở Kiev: “Bulgaria sẽ rất vui khi Varna là trung tâm hậu cần cho ngũ cốc và dầu hướng dương và phân phối tất cả các loại ngũ cốc mà các bạn không thể thông qua các cảng của mình”.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Dầu cọ Indonesia được lệnh cấm xuất khẩu, nguyên nhân chính có thể đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao.

Dầu cọ là loại nguyên liệu được sử dụng vô cùng phổ biến trong các sản phẩm hàng ngày. Quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia, quốc gia chiếm 60% sản lượng toàn cầu, nhiều khả năng sẽ khiến khủng hoảng lương thực và lạm phát trầm trọng thêm.

Tổng thống Joko Widodo tuyên bố hôm 22/4 rằng Indonesia sẽ dừng mọi hoạt động xuất khẩu dầu ăn và cả nguyên liệu thô để sản xuất chúng “cho đến khi có thông báo tiếp theo”. Lệnh cấm xuất khẩu có hiệu lực vào ngày 28/4.

Theo CNN, động thái hạn chế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia có thể khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu trở nên trầm trọng hơn và làm hàng trăm loại sản phẩm tiêu dùng tăng giá.

Ông James Fry, chủ tịch công ty tư vấn LMC International cho biết quốc gia Đông Nam Á này là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, và tuyên bố của ông Widodo khiến giá tăng một cách “điên cuồng”. Hợp đồng tương lai dầu cọ thô tại Malaysia, được dùng làm thước đo cho giá cả quốc tế, đã tăng gần 7%.

Tuy nhiên, Reuters và Bloomberg đưa tin rằng chính phủ sẽ loại trừ dầu cọ thô khỏi danh sách hạn chế. Bộ Nông nghiệp Indonesia chưa trả lời yêu cầu bình luận từ phía CNN.

Tuy nhiên, các hạn chế vẫn bao gồm dầu cọ olein, loại sản phẩm tinh chế từ dầu cọ thô, được dùng trong nấu ăn và mỹ phẩm và chiếm từ 40 đến 50% khối lượng xuất khẩu của Indonesia.

Nhóm Kim loại:

Áp lực từ việc USD tăng cao đè mạnh lên nhóm kim loại

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng tiếp tục giảm 1% về 4,41 USD/ounce, trái lại, giá quặng sắt tăng 0,8% lên 142,05 USD/tấn. Mức tăng này có phần khiêm tốn với giá quặng sắt và không nói lên nhiều điều về khả năng hồi phục của thị trường sau khi đánh mất mốc 150 USD.

Trong bối cảnh nhà tiêu thụ số một thế giới Trung Quốc vẫn đang chống chọi với dịch bệnh, triển vọng tiêu thụ của đồng và quặng sắt đều thiếu khả quan. Nhiều thành phố lớn như Hàng Châu, hay thành phố cảng Tần Hoàng Đảo cũng tiến hành siết chặt các biện pháp kiểm soát để ngăn kịch bản bùng phát dịch như ở Thượng Hải.

Dù các nhà chức trách đã liên tiếp trấn an người dân, và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng vì không có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào được đưa ra nên sức bán vẫn áp đảo trên cả hai thị trường.

Ngoài ra, việc GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ, tăng trưởng âm trong quý I, làm dấy lên lo ngại về áp lực giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, cũng là một yếu tố khác kìm hãm sức mua với các mặt hàng kim loại cơ bản.

TIN TRONG NƯỚC:

Tổng cục Thống kê cho biết cán cân thương mại hàng hóa tháng 4 xuất siêu hơn 1 tỷ USD. Kết quả này góp phần đưa cán cân thương mại 4 tháng đầu năm xuất siêu 2,5 tỷ USD.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 33,2 tỷ USD, giảm 4% so với tháng 3 nhưng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,7 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,5 tỷ USD, tăng 15%, chiếm 74%.

Trong 4 tháng đầu năm, có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63%).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *