Thị trường hàng hóa kết thúc mạch tăng trưởng trước đó khi cả 4 nhóm sản phẩm đồng loạt sụt giảm mạnh vào phiên giao dịch 18/5. Chỉ số MXV Index giảm 64.39 điểm tương đương mức giảm 2.12%.
Nhóm Nông Sản:
Ngày hôm qua giá các mặt hàng nông sản bất ngờ giảm mạnh. Lúa mì kỳ hạn giảm 3.66% vềmức 1.230,6 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn giảm 2.4% về mức 781.4 Cent/giạ. Tiếp theo là Dầu đậu tương giảm 3.52% về mức 80,55 Cent/Pound. Tuy các mặt hàng Nông sản giảm, nhưng so với kỳ vọng về mức giá ổn định và số lượng nguồn cung đầy đủ thì đây vẫn là mức giá quá cao, sự lo ngại xảy ra khủng hoảng lương thực vẫn hiển hiện như một thực tế có thể xảy ra trong tương lai gần.
Vì thế, Ngân hàng Thế giới cho biết hôm thứ Tư, họ sẽ cung cấp 30 tỷ đô la để giúp ngăn chặn cuộc khủng hoả an ninh lương thực bị đe dọa bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine, nơi đã cắt đứt hầu hết các loại ngũ cốc xuất khẩu từ hai nước.
Tổng số sẽ bao gồm 12 tỷ đô la trong các dự án mới và hơn 18 tỷ đô la từ các dự án liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng hiện có đã được phê duyệt nhưng chưa được giải ngân, ngân hàng cho biết.
“Tăng giá thực phẩm đang có tác dụng tàn phá đối với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất“, Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Thế giới David Malpass nói trong một tuyên bố. “Để thông báo và ổn định thị trường, điều quan trọng là các quốc gia đưa ra những tuyên bố rõ ràng về sản lượng trong tương lai tăng lên để đối phó với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.”
Nhóm Năng lượng:
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo nền kinh tế hàng đầu thế giới này có thể bị tổn thương bởi nỗ lực giảm lạm phát. Ông Powell cho biết ngân hàng trung ương nước này sẽ “tiếp tục thúc đẩy” việc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang giảm xuống.
Hãng Reuters dẫn nguồn tin cho hay chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ủy quyền cho công ty dầu khí Chevron Corp đàm phán với chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào ngày 17/5. Nguồn tin này cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng của Mỹ về việc xem xét giấy phép có hạn hiện nay của Chevron để hoạt động tại Venezuela.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Xăng Dầu Mỹ ngày 17/5 cho thấy dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã giảm trong tuần trước.
Giá dầu nhìn chung đang tăng do nguồn cung từ Nga bị siết chặt bởi lệnh cấm của một số quốc gia. Sản lượng dầu Nga đã giảm 9% trong tháng 4/2022, và nước này, vốn là một phần của OPEC+, gồm Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu khác, đã sản xuất thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu theo thỏa thuận giảm dần mức cắt giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện trong giai đoạn dịch COVID-19 năm 2020.
Kết phiên giá dầu WTI kỳ hạn giảm 4.77% về mức 107.4 USD/Thùng. Dầu Brent giảm 2.52% về mức 109.11 USD/Thùng.
Nhóm Kim loại:
Peru, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới, có nguy cơ mất hàng tỷ USD đầu tư khai thác nếu chính phủ không xoa dịu các cuộc biểu tình đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và làm suy giảm sản xuất. Điều này tác động lớn đến giá Đồng. Trên sàn giao dịch London LME, giá Đồng giảm 1.27% về mức 9.262 USD/Tấn. Đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn Comex giảm1.43% về mức 4.1785 USD/Pound.
Đối với quặng sắt, Dự trữ quặng sắt tại các cảng TrungQuốc tính đến ngày 13/5 ở mức 141,75 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 10.
Theo dữ liệu của SteelHome, giá giao ngay của loại quặng sắt 62þ là 129,50 USD / tấn vào ngày thứ Hai, tăng từ mức 127 USD. Giá than luyện cốc Đại Liên tăng 3,2%, trong khi than cốc tăng 1,9%.
Giá thép cây xây dựng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,1%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,4%. Thép không gỉ giảm 1,1%.
Vào hôm qua (17/5), China Steel Corp – nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, cho biết họ sẽ giảm giá thép trong nước trung bình 2,1% cho những đơn hàng giao vào tháng tới.
Động thái này xuất phát từ mục tiêu đáp ứng nhu cầu thép đang có xu hướng giảm nhanh, đồng thời giúp khách hàng giảm thiểu chi phí sản xuất gia tăng do các vấn đề t trị gây ra.
Tuy nhiên, công ty này nhận định rằng, nhu cầu thép sẽ tăng trong nửa cuối năm nhờ được hưởng lợi từ các chương trình cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh các lệnh phong tỏa được dự đoán có thể dần được dỡ bỏ vào cuối năm nay, cũng như sự ra đời của các dự án tái thiết sau chiến tranh nếu căng thẳng Nga – Ukraine “hạ nhiệt”.
Hiệp hội Thép Thế giới gần đây đã thực hiện điều chỉnh dự báo nhu cầu thép toàn cầu trong năm 2022 xuống mức tăng hàng năm là 0,4%, tương đương 1,84 tỷ tấn, giảm so với ước tính tăng trưởng 2,2% trước đó.
Nhóm Nguyên liệu công nghiệp:
Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu đi xuống. Theo đó, giá cafe robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.063 USD/tấn sau khi giảm 1,95% (tương đương41 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 217,6 US cent/pound, giảm 4,23% (tương đương 9,6 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ ViệtNam).
Theo The Phnom Penh Post, Vào ngày 10/5 vừa qua, một nhóm doanh nhân Trung Quốc đã gặp Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia để bày tỏ quan tâm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê của nước này, với kế hoạch cung cấp cho cả thị trường trong và ngoài nước.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Veng Sakhon hoan nghênh và ủng hộ khoản đầu tư tiềm năng mà theo ông sẽ thúc đẩy sản xuất cà phê Campuchia và đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
TIN TRONG NƯỚC:
Ngày 18/5, Cơ quan Xúc tiếnThương mại – Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) phối hợp vớiCục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang.
Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngànhcủa tỉnh Tuyên Quang cùng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Hà Nội và một số hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang.
Dịp này, đại diện Bộ phận Hỗ trợ đầu tư Hàn Quốc KOREA DESK (thuộc Cơ quan Xúc tiến Thương mại – Đầu tư Hàn Quốc KOTRA) đã giới thiệu một số mô hình đầu tư của Chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam, trong đó có các mô hình đầu tư về công nghệ chế biến, sản xuất nông nghiệp.
Ông Michael DC Choi (Bộ phận Hỗ trợ đầu tư Hàn Quốc KOREA DESK) cho rằng, Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng có rất nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo ông Michael DC Choi, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất đang là xu thế giúp đẩy mạnh năng lực xuất khẩu. Hàn Quốc hiện đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, với gần 9.300 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 78,6 tỷ USD lũy kế đến hết tháng12/2021.