• MXV-Index -% 2,186.19
  • MXV-Index Nông sản -% 1,239.65
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,145.70
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,766.79
  • MXV-Index Kim loại -% 1,856.95

Thị trường hàng hóa có phiên giao dịch sôi động ngày hôm qua. Chỉ số MXV Index tăng 36.88 điểm tương đương mức tăng 1.22%. Đà tăng này được duy trì do ảnh hưởng từ nhóm Năng lượng tiếp tục tăng giá mạnh.

Nhóm Năng lượng:

Tiếp tục tăng vào ngày thứ Năm (14/4) sau khi giảm vào đầu phiên khi nhà đầu tư mua vào những cổ phiếu đã bán trước cuối tuần nghỉ dài, và khi có thông tin Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent tiến 2.92 USD (tương đương 2.68%) lên 111.70 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.70 USD (tương đương 2.59%) lên 106.95 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng đều ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong tháng 4/2022. Trong vài tuần qua, giá dầu đã biến động mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.

New York Times đưa tin EU đang tiến tới áp đặt lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với dầu Nga, để Đức và các nước khác có thời gian để sắp xếp các nhà cung cấp thay thế.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo vào ngày 13/4 rằng khoảng 3 triệu thùng/ngày dầu Nga có thể bị mất từ tháng 5 trở đi do các lệnh trừng phạt hoặc người mua tự nguyện tránh xa hàng hóa của Nga.

Nhóm Nông sản:  

Khủng hoảng phân bón do cuộc chiến Nga – Ukraine được dự báo chưa thấy thời điểm kết thúc. Giá phân bón quá cao đang khiến nguồn cung lương thực thế giới trên nên đắt đỏ và khan hiếm hơn, khi nông dân phải tiết kiệm chất dinh dưỡng cho cây trồng và thu được sản lượng thấp hơn. Tuần trước, Tổ chức Lương – Nông Liên hợp quốc cho biết chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 3 vừa qua đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu được đo lường vào năm 1990.

Cuộc khủng hoảng phân bón có nguy cơ hạn chế hơn nữa nguồn cung cấp lương thực trên toàn thế giới, vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn các chuyến hàng ngũ cốc quan trọng từ “vựa lúa” Ukraine và Nga. Việc mất nguồn cung cấp lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác với giá cả phải chăng làm tăng viễn cảnh thiếu lương thực và bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi và một số quốc gia châu Á, nơi hàng triệu người sống dựa vào bánh mì được trợ cấp và các loại mì giá rẻ.

Liên hợp quốc cho biết Nga là nhà xuất khẩu số 1 thế giới về phân đạm, số 2 về phân lân và kali. Đồng minh của họ là Belarus, cũng đang đối mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây, là một nhà sản xuất phân bón lớn khác. Nhiều nước đang phát triển, như Mông Cổ, Honduras, Cameroon, Ghana, Senegal, Mexico và Guatemala – phụ thuộc vào Nga, với ít nhất 1/5 lượng hàng nhập khẩu.

Xung đột tại Ukraine cũng đã làm tăng giá khí đốt tự nhiên vốn đã đắt đỏ, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón ni-tơ. Kết quả là giá năng lượng ở châu Âu cao đến mức một số công ty phân bón đã phải đóng cửa, ngừng vận hành nhà máy. Điều này có thể khiến cho chi phí sản xuất các mặt hàng nông sản vốn đã tăng cao có thể duy trì tiếp tục, sự lo ngại cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu không phải là không có cơ sở.

Kết phiên hôm qua, giá Ngô tăng 0.84% lên mức 790 Cent/giạ, Dầu đậu tương tăng 1.02% lên mức 78.91 Cent/Pound, Gạo thô tăng 2.76% lên mức 16.195 Cent/Cwt. Lúa mỳ giảm 1.53% về mức 1096.4 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Sáng nay, trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà giảm. Theo đó, giá cà phê  robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.087 USD/tấn sau khi giảm 0,19% (tương đương 4 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 223,60 US cent/pound, giảm 0,64% (tương đương 1,45 cent).

Cũng trong sáng nay, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao sugiao kỳ hạn tháng 4/2022 ghi nhận mức 278 yen/kg, tăng 1,76% (tương đương 4,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.230 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,19% (tương đương 25 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Nhóm Kim loại:

Giá và nhu cầu quặng sắt giảm tại Trung Quốc

Giá quặng giảm vì lo ngại dịch Covid-19 cản trở đà phát triển kinh tế và nhu cầu kim loại tại quốc gia đông dân nhất thế giới, theo Trading Economics. Trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã phong tỏa từ cuối tháng 3 và ghi nhận 180.000 ca nhiễm từ 1/3 đến 9/4.

Giá quặng sắt 63,5% Fe giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 13/4 ở mức 146 USD/tấn, giảm 1,4% so với ngày trước đó. Loại quặng 62% Fe giảm 0,6% còn 154 USD/tấn.

Atilla Widnell, Giám đốc Điều hành của Navigate Commodities tại Singapore nhận định các đợt bùng phát trở lại của Covid-19, tình trạng phong tỏa và cách xử lý của chính phủ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giá của quặng sắt trong tương lai gần. Các nhà phân tích của GF Futures cho rằng dịch bệnh tại Trung Quốc có thể tạo áp lực lên tiêu thụ quặng sắt tháng 4 và tháng 5.

TIN TRONG NƯỚC:

Nhiều tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt cơ hội từ thị trường cũng như các hiệp định thương mại tự do để mặt hàng gạo Việt chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý I/2022, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 1,48 triệu tấn với 715 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) tiếp tục mang lại cho gạo Việt Nam nhiều cơ hội lớn, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá xuất khẩu gạo ngày 13/4 của Việt Nam đang dẫn đầu trong các nước lớn xuất khẩu gạo. Cụ thể, gạo 5% tấm đạt 415 USD/tấn; 395 USD/tấn với gạo 25% tấm. Trong khi đó, gạo Thái Lan đạt 406 USD/tấn với gạo 5% tấm; 404 USD/tấn với gạo 25% tấm. Riêng giá gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan là 343 USD/tấn.

Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm từ 10 – 20 USD/tấn. Theo cơ quan thống kê của châu Âu, trong số các nguồn cung cấp gạo vào EU, giá gạo của Việt Nam tăng mạnh nhất, với mức tăng hơn 20%.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *