Báo cáo cung cầu Nông sản lúc 23h đêm qua của USDA – Bộ Nông Nghiệp Mỹ là tâm điểm của thị trường hàng hoá ngày hôm qua khi đi ngược lại toàn bộ dự báo trước đó. Việc cắt giảm dự báo tồn kho đã kích hoạt tâm lý lo sợ rủi ro trên thị trường nông sản khiến giá tăng cao. Tuy nhiên do sự sụt giảm lớn ở nhóm Kim loại đã giữ cho chỉ số MXV Index ổn định. Kết phiên, MXV Index giảm 5.4 điểm tương đương mức giảm 0.18%.
Nhóm Năng lượng:
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine tới Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/5 đã giảm khoảng 1/3 sau khi Kiev đóng một tuyến đường ống quan trọng.
Trước đó, công ty vận hành đường ống Ukraine (GTSOU) thông báo dừng vận chuyển khí đốt qua trạm trung chuyển Sokhranivka từ ngày 11/5. Hãng tin Interfax dẫn thông báo từ Gazprom cho biết lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu qua Ukraine ngày 12/5 ở mức 50,6 triệu m3, giảm so với 72 triệu m3 một ngày trước đó.
Tuyến đường ống qua Ukraine là tuyến trung chuyển khí đốt quan trọng từ Nga sang châu Âu. Tuyến đường ống này vẫn được duy trì kể cả sau khi Nga triển khai chiến dịch đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2/2022.
Ngày 11/5, Đức ước tính lượng khí đốt chuyển qua Ukraine sang châu Âu giảm khoảng 25%. Những thông tin này càng làm dấy lên lo ngại giá khí đốt vốn đã cao tại châu Âu sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung giảm.
Liên quan vấn đề trên, ngày 12/5, Cơ quan Năng lượngQuốc tế (IEA) nhận định việc thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga sẽ không khiến nguồn cung toàn cầu bị khan hiếm trầm trọng trong ngắn hạn vì các nước sản xuất khác đang tăng sản lượng, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc giảm do đại dịch Covid-19 hoành hành.
IEA trước đó đã cảnh báo xung đột tại Ukraine có thể gây ra cú sốc nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Trong nhận định ngày 12/5, IEA cho rằng việc EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga sẽ thúc đẩy quá trình định hướng lại dòng chảy thương mại và buộc Nga giảm sản lượng.
Cho dù như vậy, việc một số nhà sản xuất khác bắt đầu tăng sản lượng, cùng với thực trạng nhu cầu giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc, được cho là sẽ giúp thế giới tránh được giai đoạn khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn.
Nhóm Nông sản:
Lúa Mỳ tăng 5.89% sau báo cáo USDA của Mỹ và đóng cửa tại 1.178,6 USD/giạ. Dự kiến sản lượng lúa mì mùa đông đỏ cứng ở mức 590 triệu giạ, dưới mức ước tính của các nhà phân tích cho 685 triệu. Thời tiết nóng và hạn hán ảnh hưởng đến khoảng 69% khu vực lúa mì mùa đông của Hoa Kỳ.
Tại Brazil, Cơ quan Thống kê và Cung cấp Thực phẩm Chính phủ Conab ước tính tổng số 2021/22 ngô ở mức 114,588 triệu tấn, so với dự báo trước đó là 115,602 triệu.
Tâm lý lo ngại nguồn cung bị thắt chặt do cuộc chiến Nga – Ukraine một lần nữa tiếp tục làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng an ninh lương thực trên toàn cầu.
Nhóm Kim loại:
Ngày 12.5 đánh dấu sự sụt giảm của cả10/10 sản phẩm. Với kim loại Đồng, trên sàn giao dịchLondon LME, giá Đồng được giao dịch ở mức 9.005 USD/Tấn tương đương mức giảm 3.6%. Trên sàn Comex, Đồng kỳ hạn tháng 7 giảm 2.58% về mức 4.10005 USD/Pound.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 6 giảm 4.86% về mức 125.4 USD/Tấn, tương tự Bạch Kim kỳ hạn tháng 7 giảm 5.9% về mức 931.4 USD/Tấn. Nhôm LME giảm 1.77%. Kẽm LME giảm 3.22%.
Dự báo đà giảm này vẫn còn tiếp tục nếu như tình hình dịch bệnh Covid 19 khiến cho Trung Quốc tiếp tục chính sách ZEZO covid, dẫn đến sự gián đoạn vận chuyển do tắc nghẽn tại các cảng lớn như Thiên Tân, Thượng Hải.
Nhóm Nguyên liệu công nghiệp:
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi xuống. Theo đó, cafe robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.050 USD/tấn sau khi giảm 0,97% (tươngđương 20 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 215 US cent/pound, giảm 2,32% (tương đương 5,1 cent).
Đầu tháng 5/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướnggiảm. Áp lực từ vụ mùa mới của Brazil và đồng real suy yếu trở lại đã khuyến khích người trồng Brazil đẩy mạnh bán ra.
Căng thẳng địa chính trị kéo dài, lạm phát ở mức cao, kinh tế suy thoái cùng với chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc đã làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu trì trệ, khiến các nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao.
TIN TRONG NƯỚC:
Xuất khẩu lâm sản giữ vững phong độ với kim ngạch 5,6 tỷ USD trong 4 tháng
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong tháng 4 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 12% so với tháng 4/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường chính đều tăng, trừ thị trường Anh và Đức. Trong đó, giá trị xuất khẩu tới thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 60%, đạt 3,3 tỷUSD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.
Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Ngoài ra, xuất khẩu gỗ sang Nhật Bản đạt 545,2 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021; Hàn Quốc đạt 356 triệu USD, tăng 21%…
Cục Xuất nhập khẩu nhận định trong thời gian tới, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có triển vọng khả quan bởi nhu cầu tại các thị trường lớn tăng mạnh trong giai đoạn phụchồi sau đại dịch.