-
Nhóm nông sản :
-
Tin tức cơ bản :
Kết thúc phiên giao dịch giá lúa mì tăng 5,95 lên mức 1247,4 cent/giạ.
Giá đậu tương tăng 0,61% lên mức 1656,4 cent/giạ trong khi ngô tăng 3,61% lên mức 809,4 cent/giạ.
Giá Nông sản tiếp tục tăng thúc đẩy tâm lý lo ngại về tình trạng An ninh lương thực trên toàn thế giới. Với việc Ai Cập – nước phụ thuộc rất lớn vào lượng lúa mì nhập khẩu từ Nga và Ukraine cho biết trường hợp xấu nhất, Ai Cập chỉ có thể đủ lượng lúa mì dự trữ trong 4 tháng. Đối với các nước Bắc Phi khác, nếu không có đủ lượng nhập khẩu lúa mì thì nạn đói có thể xảy ra trên diện rộng.
Một phần nguyên nhân từ việc Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mỳ khiến cho nguồn cung càng trở nên khan hiếm. Ấn Độ là quốc gia sản xuất lúa mỳ thứ hai trên thế giới. Nước này cấm xuất khẩu lúa mỳ trong bối cảnh các thị trường hàng nông sản toàn cầu đang chịu sức ép lớn bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Moksva, các cảng biển ở Ukraine bị đình trệ hoạt động. Theo ước tính, hiện khoảng 20 triệu tấn lúa mỳ đang tồn kho ở Ukraine cần được xuất khẩu.
-
Phân tích kĩ thuật :
Ngô kì hạn tháng 7
Ngô mở gap tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm qua sau khi giảm về vùng hỗ trợ cứng 774. Nếu tiếp tục giao dịch ổn định trên mốc 800 nhà đầu tư nên mở vị thế mua lên vùng 820, sl tạ 793. Trường hợp giá quay đầu phá vỡ vùng 800 nhà đầu tư nên mở vị thế bán về vùng 774, sl tại 811.
Đậu tương kì hạn tháng 7 :
Đậu tương cũng mở gap tăng lên vùng kháng cự 1663 và đang có dấu hiệu giằng co tại đây. Nếu không phá được vùng 1663 nhà đầu tư nên mở vị thế bán xuống, tp tại 1624, sl tại 1677. Kịch bản giá tiếp tục bứt phá qua được thì sẽ ưu tiên mở vị thế mua, tp tại 1701, sl tại 1642.
Lúa mì kì hạn tháng 7 :
Lúa mì liên tục mở gap trong 2 phiên liên tiếp cho thấy lực mua áp đảo hoàn toàn. Nếu tiếp tục duy trì sự ổn định trên vùng 1227 thì nhiều khả năng giá sẽ lên test lại đỉnh cũ vùng 1347. Nhà đầu tư có vị thế mua tốt có thế tiếp tục gông lời. Ai chưa có vị thế có thể đợi giá điều chỉnh về vùng 1227 có tín hiệu tăng trở lại để mua vào, tp tại 1347, sl tại 1209. Trường hợp giá về vùng 1227 mà xuyên thủng qua thì nhà đầu tư nên mở bán về vùng 1171, sl tại 1253.
-
Nhóm nguyên liệu công nghiệp :
-
Tin tức cơ bản :
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 5,1% lên mức 224,8 cent/pount, cà phê Robusta tăng 2,3% lên mức 2087 Usd/tấn.
Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhu cầu tiêu thụ cà phê bình quân của Thụy Sĩ khoảng 9 kg/người/năm, cao hơn mức trung bình 3,3 kg/người/nămcủa Anh và gấp đôi mức tiêu thụ 4,5 kg/người/năm ở Mỹ.
Do đó, Thụy Sĩ được coi là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng lớn đối với các nước sản xuất. Theo ITC, tronghai tháng đầu năm 2022, Thụy Sĩ nhập khẩu cà phê đạt 34,28 nghìn tấn, trị giá 175,51 triệu USD, giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Khảo sát nhanh sáng nay, Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá caosu giao kỳ hạn tháng 6/2022 ghi nhận mức 245,3 yen/kg, tăng 0,66% (tương đương 1,6 yen/kg).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải(SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được điều chỉnh lên mức 12.815 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,43% (tương đương 55 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong quý I/2022, Thái Lan xuất khẩu được 1,36 triệu tấncao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 75,38 tỷ baht (tương đương 2,19 tỷ USD), tăng 4,6% về lượng và tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
-
Phân tích kĩ thuật :
Cà phê Arabica kì hạn tháng 7 :
Cà phê Arabica có đà tăng mạnh mẽ trở lại, giá liên tục tạo cấu trúc tăng đỉnh đáy cao dần và đã break ra khỏi đường xu hướng giảm. Với lực tăng duy trì ổn định trên vùng 221 nhà đầu tư nên tiếp tục mở các vị thế mua khi giá có sự điều chỉnh nhẹ, tp tại 234, sl tại 216.
Cà phê Robusta kì hạn tháng 7 :
Cà phê Robusta cũng có phiên giao dịch tăng điểm mạnh mẽ, nhiều khả năng sẽ lên test vùng 2152. Tuy nhiên, xét về tổng thể giá vẫn đang đi ngang trong biên độ rộng 1998 – 2152, nhà đầu tư nên đứng ngoài chờ đợi cơ hội khi giá break ra khỏi biên độ này.
Bông kì hạn tháng 7 :
Bông sau khi đi ngang 1 vài phiên đã break ra khỏi kháng cự 148 để tiếp tục đà tăng của mình. Với cấu trúc tăng trở lại đỉnh đáy cao dần nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục leo lên vùng 155. Nhà đầu tư nên ưu tiên mở vị thế mua khi giá có sự điều chỉnh nhẹ quang vùng 150, tp tại 155, sl tại 146.
-
Nhóm kim loại :
-
Tin tức cơ bản :
Kết thúc phiên giao dịch giá bạc tăng 2,62% lên mức 21,550 USD/ounce trong khi đồng comex tăng 0,4% lên mức 4,1915 USD/ounce.
Đà giãm đã chững lại sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 16/5. Tuy nhiên nhóm kim loại cơ bản vẫn chịu nhiều sức ép bán trong bối cảnh đồng USD vẫn trong đà tăng từ trước đó khiến chi phí nắm giữ cao hơn và tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc ngày càng phức tạp.
Triển vọng tiêu thụ của cả đồng và quặng sắt đều đang rất tiêu cực, trong bối cảnh các nhà chức trách Thượng Hải tiến hành thắt chặt các chính sách chống dịch đến cuối tháng Năm. Thủ đô Bắc Kinh hiện cũng đang phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa để chống dịch, và có thể làm trầm trọng hơn những gián đoạn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Bất chấp các biện pháp trấn an của các nhà chức trách, tình hình dịch bệnh sẽ còn khiến cho các hoạt động sản xuất và xây dựng bị đình trệ thêm một thời gian nữa trước khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ xuất hiện hoặc có hiệu lực.
-
Phân tích kĩ thuật :
Đồng Comex kì hạn tháng 7 :
Giá đồng sau đà giảm dài đã bật tăng trở lại, hiện tại giá đang test vùng kháng cự 4,2405. Nếu giá break ra khỏi được vùng này nhà đầu tư nên xem xét mở vị thế mua lên vùng 4,3390, sl tại 4,1900. Trường hợp giá điều chỉnh giảm về quanh vùng 4,1925 xuất hiện lực mua trở lại cũng xem xét mua lên vùng 4,2405 – 4,3390, sl tại 4,1330.
Bạc kì hạn tháng 7 :
Bạc hồi phục trở lại sau khi bị bán mạnh về vùng 20,445, hiện tại bạc đã tạo cấu trúc tăng trở lại, đỉnh đáy cao dần. Nhà đầu tư nên canh giá điều chỉnh nhẹ về trên mốc 21,295 để tiếp tục mở các vị thế mua, tp tại 21,955, sa tại 20,835.
-
Nhóm năng lượng :
-
Tin tức cơ bản :
Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 3,36% lên mức 114,2 USD/thùng, trong khi giá Brent tăng 2,41% lên mức 114,24 USD/thùng.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch đầu tuần 16/5, nhờ sự lạc quan rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ phục hồi đáng kể sau những tín hiệu tích cực rằng đại dịch COVID-19 đang suy yếu ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nước này.
Cùng ngày, một quan chức Trung Quốc cho biết, Thượng Hải đặt mục tiêu mở cửa trên diện rộng trở lại và cho phép cuộc sống bình thường hóa đối với 25 triệu cư dân của thành phố từ ngày 1/6 tới, sau khi tuyên bố rằng 15 quận trong số 16 quận của thành phố Thượng Hải đã không ghi nhận các ca nhiễm nằm ngoài khu vực cách ly.
Tuy nhiên, ước tính có 46 thành phố ở Trung Quốc vẫn đang bị phong tỏa xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm, hoạt động sản xuất và nhu cầu sử dụng năng lượng.
Cùng với việc sản lượng công nghiệp của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2022, dầu thô tinh chế của Trung Quốc giảm 11%, với sản lượng dầu tinh chế hàng ngày ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.
Naohiro Niimura, một đối tác tại công ty tư vấn Market Risk Advisory(Mỹ) , nhận định: “Với lệnh cấm vận theo kế hoạch của EU đối với dầu của Nga và sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng chậm, giá dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức hiện tại gần 110 USD/thùng.
-
Phân tích kĩ thuật :
Dầu Wti kì hạn tháng 6 :
Dầu Wti tiếp tục duy trì đà tăng trở lại, hiện tại giá đang giao dịch trên vùng 111, nếu giao dịch ổn đinh trên đây khả năng cao giá sẽ tiếp tục tìm lên các mốc kháng cự tiếp theo. Nhà đầu tư nên ưu tiên mở vị thế mua khi giá điều chỉnh trở lại xuất hiện tín hiệu đảo chiều, tp tại 116 – 120, sl tại 107.
Lưu ý:
Nhận định trên đây chỉ mang tính chất tham khảo cũng như cung cấp thêm thông tin cho nhà đầu tư để có cái nhìn đa chiều hơn. Nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch cũng như quản lý vốn phù hợp với tài khoản của mình để kiếm tiền bền vững từ thị trường.
Phân tích và nhận định : Tho Pham