• MXV-Index -% 2,197.55
  • MXV-Index Nông sản -% 1,225.37
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,194.74
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,833.99
  • MXV-Index Kim loại -% 1,850.27

Gần đây, giao dịch hàng hóa phái sinh nổi lên là một trong những kênh đầu tư có “tiềm năng” lớn, nổi bật nhất được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa theo các chỉ số về giá. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ là cầu nối với các sở giao dịch hàng hóa các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Anh… và giao dịch các loại hàng hóa được quy định. Tuy nhiên hiện tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa tổ chức việc giao nhận hàng hóa vật chất nên các nhà đầu tư tại Việt Nam chỉ giao dịch với các nước trên thế giới theo chỉ số về giá cả mà không nhận hàng.

Loại giao dịch hàng hóa này ra đời nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư kiếm lời từ sự chênh lệch trong giá cả. Vừa giúp cho người nông dân, người sản xuất định giá được sản phẩm của mình với giá cao, tính toán được mức lợi nhuận. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp mua bán có thể cân đối hàng hóa mua bán mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường, tránh được rủi ro.

Lịch sử hình thành của hàng hóa phái sinh.

Lịch sử phát triển của hàng hoá phái sinh

Như chúng ta đã biết các loại chứng khoán phái sinh là lấy chỉ số chứng khoán vn30 làm cơ sở cho giao dịch. Vì vậy hàng hóa phái sinh là lấy các loại hàng hóa thô như đồng, bạc, dầu thô,cà phê , cao su, cao cao, dầu dậu tương, bắp, lúa mì, khô đậu tương… làm cơ sở.

Hợp đồng giao dịch hàng hóa kỳ hạn có từ thời Hy Lạp cổ đại, thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu. Ban đầu nó chỉ là một chợ trao đổi, ký hợp đồng giữa những người nông dân và thường lái. Tuy nhiên hợp đồng không có tính rằng buộc cho nên những năm 1690 khi thị trường gạo Dojima ra đời ở Nhật Bản, hợp đồng mua bán phải có ký quỹ tiền đảm bảo và có xác định thời điểm giao hàng nên đánh dấu sự hình thành thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai đầu tiên trên thế giới.

Các loại hàng hóa được đầu tư

  • Hàng hóa lĩnh vực năng lượng bao gồm các sản phẩm như: dầu thô, khí gas..
  • Hàng hóa lĩnh vực kim loại bao gồm các sản phẩm như: quặng sắt, đồng, chì, thiếc, bạch kim…
  • Hàng hóa lĩnh vực nông sản bao gồm các sản phẩm như: đậu tương, ngô, lúa mạch…
  • Hàng hóa lĩnh vực nguyên liệu công nghiệp bao gồm các sản phẩm như: cao su, đường, café, bông sợi…

Trong đó ngành hàng nông sản được xem là mặt hàng thường xuyên được giao dịch nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại hàng hóa trong giao dịch hàng hóa phái sinh.
Các loại hàng hóa trong giao dịch hàng hóa phái sinh.

Do chỉ giao dịch theo chỉ số nên với mỗi hợp đồng sẽ có 2 ngày cần chú ý: Ngày giao dịch cuối cùng và Ngày thông báo đầu tiên. Trong đó:

  • Ngày giao dịch cuối cùng: là ngày cuối cùng mà nhà đầu tư có thể giao dịch được mã hàng hóa, nếu hết ngày này mà nhà đầu tư không đóng lệnh (chốt lời hoặc cắt lỗ) thì Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ thực hiện đóng lệnh bắt buộc.
  • Ngày thông báo đầu tiên: là ngày thông báo về việc giao nhận hàng hóa. Do tại Việt Nam chưa tổ chức giao nhận hàng hóa vật chất nên ngày giao dịch cuối cùng sẽ kết thúc trước ngày thông báo đầu tiên.

Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh

  • Hợp đồng kỳ hạn: là loại hợp đồng ràng buộc giữa bên mua và bên bán ở một thời điểm nhất định, loại hợp đồng này kết thúc trong một thời hạn nhất định trong tương lai với kỳ hạn: 3, 5, 6, 7, 9, 10 tháng…
  • Hợp đồng tương lai: đây là loại hợp đồng mua
    bán một loại hàng hóa, tài sản được xác định với giá bán trong một thời điểm ở tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn: hợp đồng mà người mua, bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
  • Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa: Đây là loại hợp đồng mà hai bên tham gia giao dịch sẽ trao đổi cho nhau một số tiền. Và số tiền này sẽ dựa trên mức giá thả nổi hoặc mức giá cố định tính trên lượng hàng cần thanh toán.

Lưu ý: Trong giao dịch, các yếu tố như: khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian giao dịch…sẽ được cấp phép quy định rõ ràng.

Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh hay không?

Hiện nay bên cạnh kênh đầu tư chứng khoán và ngoại hối thì phái sinh hàng hóa cũng là kênh đầu tư khá triển vọng cho các nhà đầu tư.

Trong vài năm trở lại đây, đầu tư hàng hóa phái sinh đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Lý do vì thị trường này ngày càng đa dạng về danh mục đầu tư. Khi thị trường chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu giảm sút. Các nhà đầu tư đã chuyển sang kênh đầu tư hàng hóa.

Lợi ích do giao dịch hàng hóa phái sinh đem lại

Giao dịch hàng hóa phái sinh được đánh giá cao về khả năng giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua lẫn người bán. Cụ thể:

Đối với người bán: Các bạn sẽ không cần bận tâm đến mức giá cả biến động trên thị trường và có thể yên tâm tập trung sản xuất để nâng cao sản lượng. Người bán cũng chủ động định giá được các sản phẩm và dự trù được lợi nhuận thu được tránh tình trạng bị ép giá khi vào mùa thu hoạch.

Đối với người mua: Những người tham gia đầu tư có thể xem đây như một công cụ cân bằng đối ứng giữa mua và bán. Bạn mua một số lượng lớn hàng hóa và bạn có thể thực hiện lệnh bán tương ứng. Do đó, đây là kênh đầu tư tiềm năng để bạn có thể tìm kiếm được sự chênh lệch về giá hàng hóa.

Tại sao nên đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh?

Về tính pháp lý

Đây là hoạt động đầu tư đã được Bộ Công Thương cấp phép theo Thông tư số 51. Trong thị trường hàng hóa phái sinh, tất cả các sàn giao dịch đều phải được đăng ký thành viên với Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên. Các sàn sau khi đăng ký đều phải chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản của Sở, trong trường hợp sàn bị phá sản hoặc có khiếu nại từ khách hàng thì Sở sẽ sử dụng số tiền này để bồi thường cho khách hàng.

Về bản chất

Sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn.

Về độ rủi ro

Giao dịch hàng hóa cơ bản có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp so với thời điểm mua hòa vốn. Và khi tăng cũng không quá cao theo quy luật cung cầu. Do đó, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm. Thêm nữa, thị trường hàng hóa phái sinh là kết nối liên thông với các sở giao dịch khác trên thế giới với giá trị giao dịch lên tới hàng tỷ đô la. Vì vậy việc một cá nhân hay tổ chức nào có thể thao túng giá hoặc kiểm soát thị trường là điều gần như không thể.

Về hình thức giao dịch

Mua bán được thực hiện 2 chiều nên nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền khi thị trường lên và xuống. Hàng hóa phái sinh hiện nay được giao dịch trên toàn thế giới nên tính thanh khoản cao.

Về mặt lợi nhuận

Trong thị trường hàng hóa phái sinh thì biên độ lợi nhuận là không giới hạn. Bởi vì, nếu đang trong một xu hướng tăng, và bạn vào lệnh mua thì giá càng tăng, lợi nhuận của bạn càng được lớn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người tham gia thị trường tài chính lâu năm, tôi khuyên bạn nên xác định mức lợi nhuận mà mình sẽ đạt được trước khi vào lệnh. Ví dụ: nếu bạn vào lệnh mua và xác định: nếu mình nhận định sai thì sẽ mất 100 đô (đóng lệnh tại điểm cắt lỗ) và nếu mình đúng thì mình sẽ được 600 đô (điểm chốt lời) và lệnh của bạn sẽ cứ thế thực hiện.

Tính thanh khoản cao

Giao dịch hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch T+0 nên chỉ cần giá vào lệnh của bạn khớp với giá thị trường thì lệnh ngay lập tức được thực hiện và bạn cũng có thể đặt lệnh bán ngay trong ngày khi có lợi nhuận. Với đặc thù là giao dịch liên thông quốc tế nên số lệnh giao dịch mua – bán lớn nên bạn có thể đóng lệnh giao dịch bất kỳ lúc nào.

Linh hoạt về thời gian

Với đặc thù giao dịch 23/24h, nên bạn có thể lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp cho mình. Nếu bạn bận rộn với công việc hành chính thì có thể tham gia giao dịch vào phiên Mỹ diễn ra lúc 8h tối Việt Nam và kết thúc lúc 4h sáng ngày hôm sau (tất nhiên bạn không cần tham gia cả phiên giao dịch).

Nếu như thị trường chứng khoán được xem là thiếu minh bạch do các công ty có thể làm giả báo cáo tài chính, thì thị trường hàng hóa phái sinh lại rất minh bạch. Thông tin sản phẩm niêm yết rõ ràng, việc gian lận về giá cả là khá khó khăn. Người mua sẽ mua được những sản phẩm với mức giá chuẩn xác nhất.

Những lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh

Dù xuất hiện tại Việt Nam khá lâu nhưng giao dịch hàng hóa vẫn còn khá xa lạ với đa số người Việt Nam. Đầu tư hàng hóa được giao dịch rất phổ biến trên thế giới và được xem là lĩnh vực, một trong các kênh đầu tư tiềm năng nếu biết cách khai thác đúng cách. Việc nắm được những thông tin cơ bản về giao dịch này giúp các nhà đầu tư có thể thu lại được “nguồn lợi nhuận khồng lồ” từ việc chênh lệch giá cả các loại hàng hóa đầu tư.

Theo các chuyên gia, thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục mở rộng và thu hút được lượng đầu tư rất lớn trong năm 2020 và các năm sau đó hứa hẹn đây sẽ là kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn.

Tuy nhiên, để quá trình giao dịch Hàng hóa phái sinh được diễn ra an toàn, hiệu quả bạn cần nắm chắc các thông tin sau:

  • Chọn sàn giao dịch uy tín: Được tư vấn đầy đủ, chi tiết và tránh được việc bị lợi dụng, lừa đảo.
  • Tìm hiểu kỹ, nẵm vững các kiến thức cơ bản trong đầu tư phái sinh

Để đảm bảo an toàn, bạn nên đăng ký một tài khoản giao dịch demo trên phần mềm CQG để hiểu về thị trường, cách thức giao dịch trước khi bắt đầu giao dịch chính thức. Đây chính là phần mềm liên thông quốc tế và giao dịch trực tiếp.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản demo CQG

Cách sử dụng phần mềm CQG

Chọn sàn giao dịch tin cậy

Đối với các nhà đầu tư, việc chọn nơi để giao dịch là phải sinh uy tín.Trên thế giới có rất nhiều sàn giao dịch hàng hóa lớn đang hoạt động từ châu Âu, châu Á cho đến châu Mỹ. Trong đó có thể kể tên các sàn tiêu biểu như:

Sàn CBOT – The Chicago Board of Trade

Được thành lập từ năm 1848 chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản như: ngô, đậu tương, lúa mỳ. Sàn được đặt tại Chicago – Mỹ.

Sàn NYMEX –  Newyork Mercantile Exchange

Đây là sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn thứ 2 trên thế giới của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange.

Sàn ICE – Intercontinental Exchange

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 tại Atlanta. Sàn ICE hoạt động hoàn toàn như một sàn giao dịch điện tử và liên kết trực tiếp với các cá nhân, công ty muốn kinh doanh dầu, khí đốt, nhiên liệu máy bay, khí gas…

Sàn TOCOM – Tokyo Commodity Exchange

Là sàn chuyên niêm yết các sản phẩm như cao su, vàng, bạc và bạch kim…

Đầu tư hàng hóa phái sinh vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng với những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại trong tương lai hứa hẹn đây là hình thức giao dịch sẽ được khách hàng ưa chuộng. Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với số hotline: 0777.06.00.99 của Công ty TNHH AIMS Futures Việt Nam để được tư vấn và trợ giúp nhé!

Công ty TNHH AIMS Futures Việt Nam

Địa chỉ: số 8 ngõ 10 Đại Lộ Thăng Long, Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0777.06.00.99

Fanpage: https://www.facebook.com/AIMSFutures.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *