Sự tăng điểm mạnh mẽ vào cuối tuần qua của thị trường Năng lượng đã giúp cho chỉ số MXV Index tuần qua tăng điểm mạnh. So với tuần trước, MXV Index tăng 73.34 điểm tương đương mức tăng 2.44%.
Nhóm Nông Sản:
Nga – một trong những nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới cho hay nước này sẽ có 50 triệu tấn ngũ cốc để xuất khẩu trong niên vụ mùa bắt đầu từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, tăng so với hơn 37 triệu tấn trong niên vụ hiện tại.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev, trong mùa vụ 2021-2022, Nga đã xuất khẩu 35 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 28,5 triệu tấn lúa mì. Ông dự báo đến thời điểm kết thúc mùa vụ vào ngày 30/6 tới, xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ vượt 37 triệu tấn.
Nga đã ghi nhận sản lượng thu hoạch ngũ cốc kỷ lục là 133,5 triệu tấn vào năm 2020, bao gồm 85,9 triệu tấn lúa mì. Sản lượng năm 2021 giảm một chút so với con số trên.
Sang hồi đầu tháng Năm, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga dự kiến sẽ thu hoạch 130 triệu tấn ngũ cốc, trong đó có 87 triệu tấn lúa mì trong vụ mùa năm 2022 này.Thông tin trên được đưa ra khi thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực ngày một trầm trọng. Nga cạnh tranh với Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine (U-crai–na) để cung cấp lúa mì cho Trung Đông và châu Phi.
Nhóm Năng lượng:
Giá Dầu có tuần giao dịch cao nhất kể từ giữa tháng 3.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% trong phiên 28/5, với giá dầu tiêu chuẩn của Mỹ ghi nhận mức đóng cửa cao nhất trong hơn 11 tuần khi mùa cao điểm sử dụng xe sẽ bắt đầu vào cuối tuần nghỉ lễn Ngày Tưởng niệm.
Khi đợt nghỉ cuối tuần cho Ngày lễ Tưởng niệm của Mỹ đánh dấu sự bắt đầu của mùa lái xe ở nước này, chất xúc tác ngắn hạn tiếp theo cho thị trường năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ đến vào tuần tới: các bộ trưởng dầu mỏ thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng đại diện của các nhà sản xuất lớn như Nga sẽ tổ chức một cuộc họp ảo để thảo luận về kế hoạch sản xuất.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho biết mùa lái xe cao điểm ở Mỹ và nhu cầu đi lại mạnh mẽ sẽ giúp ích cho giá “vàng đen” trong giai đoạn tới. Với tốc độ tăng trưởng nguồn cung và nhu cầu hiện thời, thị trường dầu có khả năng tiếp tục đối mặt tình trạng cung không đủ cầu. Do đó, ông vẫn lạc quan về triển vọng giá dầu thô.
Một yếu tố khác được thị trường đặc biệt chú ý là việc các nước thuộc EU đang đàm phán về một thỏa thuận áp đặt trừng phạt lên dầu của Nga. Dự kiến, lệnh sẽ áp đặt lên lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển, nhưng trì hoãn các biện pháp như vậy đối với dầu vận chuyển bằng đường ống để thuyết phục Hungary và các quốc gia thành viên không giáp biển khác.
Các quan chức cho biết đặc phái viên của các chính phủ EU có thể đạt được một thỏa thuận tại Brussels, Bỉ vào Chủ nhật. Nếu thành công, các nhà lãnh đạo EU sẽ có thể thông qua thỏa thuận này tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào hai ngày 30-31/
Kết phiên cuối tuần, giá Dầu WTI kỳ hạn tăng 4.34% lên mức 115.07 USD/Thùng. Dầu Brent kỳ hạn tăng 2.67% lên mức 115.56 USD/Thùng.
Nhóm Kim loại:
Sản lượng thép Trung Quốc tháng 5 tiếp tục tăng, thị trường lo ngại tình trạng dư cung sẽ càng trầm trọng.
Các chuyên gia cho rằng sản lượng thép Trung Quốc tăng sẽ tiếp tục tác động lên giá vào tháng 6 và làm trầm trọng thêm tình trạng cung vượt cầu do nhu cầu thép trong nước vẫn ảm đạm khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn mở cửa sau đại dịch.
Theo S&P Global Commodity Insights, sản lượng gang hàng ngày của Trung Quốc trong thời gian từ ngày 1/5 – 20/5 lần đầu tiên tăng trưởng so với cùng kỳ kể từ tháng 5/2021 trong khi sản lượng thép thô hàng ngày cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, theo dữ liệu từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) công bố hôm 26/5.
Các nguồn tin trong ngành cho biết, sản lượng thép tăng sẽ tiếp tục tác động lên giá vào tháng 6 và làm trầm trọng thêm tình trạng cung vượt cầu do nhu cầu thép trong nước vẫn ảm đạm khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn mở cửa sau đại dịch.
Theo CISA, sản lượng gang và thép thô hàng ngày lần lượt đạt 2,6 triệu tấn và 3,1 triệu tấn từ ngày 1-20/5, lần lượt tăng 2,3% và 2% so với mức trung bình trong tháng 4.
Sản lượng gang của Trung Quốc trong 20 ngày đầu tháng 5 cao hơn 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi sản lượng thép thô vẫn thấp hơn 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nó đã cải thiện từ mức giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái được thấy vào tháng Tư.
Tính đến ngày 20/5, tồn kho thép thành phẩm tại các nhà máy thép và thị trường giao ngay do CISA giám sát đã tăng lên 32,06 triệu tấn, cao hơn 20,1% so với cùng kỳ năm 2021.
TIN TRONG NƯỚC:
Trong tháng 5, Việt Nam ước tính nhập siêu 1,73 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 516 triệu USD. Con số này vẫn cải thiện hơn so vớicùng kỳ năm trước khi nhập siêu 1,24 tỷ USD.
Theo Tổng Cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 153 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,6%. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 32,2 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,3 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 93,9%.Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49,6 tỷ USD.
Như vậy, trong tháng 5, Việt Nam ước tính nhập siêu 1,73 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 516 triệu USD. Con số này vẫn cải thiện hơn so với cùng kỳ năm trước khi nhập siêu 1,24 tỷ USD.