• MXV-Index -% 2,197.55
  • MXV-Index Nông sản -% 1,225.37
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,194.74
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,833.99
  • MXV-Index Kim loại -% 1,850.27

Thị trường hàng hóa có một phiên tiếp tục giảm điểm. Kết phiên ngày 25.4, chỉ số MXV Index giảm 59.3 điểm tương đương mức giảm 1.98%.

Nhóm Năng lượng:

Nhu cầu dầu thô có thể giảm 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2022

Trang National News mới đây dẫn nhận định từ công ty kinh doanh và nghiên cứu năng lượng độc lập Rystad Energy rằng xung đột Nga – Ukraine, thiệt hại do COVID-19 gây ra ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc và lạm phát tăng cao sẽ làm giảm nhu cầu dầu thô trên toàn cầu, đồng thời có thể làm dịu sức nóng mặt hàng này.

Rystad Energy cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến giảm 1,4 triệu thùng / ngày, xuống dưới mức cao nhất được thiết lập vào năm 2019, và ít nhất là trong năm tới nhu cầu mới phục hồi trở lại.

Dự báo mới về nhu cầu dầu thô của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy mức tiêu thụ trung bình hàng năm của thế giới là 99,7 triệu thùng / ngày, thấp hơn nhiều so với mức cao trước đại dịch là 100,2 triệu thùng / ngày được thiết lập vào năm 2019.

Cơ quan này nhận định: “Đối mặt với điều có thể trở thành cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong hàng chục năm qua, thị trường năng lượng toàn cầu đang ở ‘ngã tư đường’”.

Claudio Galimberti, Phó chủ tịch cấp cao về phân tích của Rystad Energy cho biết, việc Trung Quốc phong toả nhiều thành phố lớn để chống dịch hoặc các vấn đề địa chính trị có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, gây thêm áp lực giảm đối nhu cầu dầu.

Nhóm Nông sản:

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào thứ Hai đánh giá 27% lúa mì mùa đông của Hoa Kỳ trong tình trạng tốt, giảm ba điểm phần trăm so với một tuần trước và mức thấp nhất trong năm này kể từ năm 1989, vì hạn hán vẫn tồn tại ở vùng đồng bằng sản xuất lúa mì.

Con số này cũng giảm xuống dưới mức thấp nhất trong một loạt các kỳ vọng của nhà phân tích. Trung bình mười hai nhà phân tích được Reuters khảo sát đã dự kiến ​​chính phủ sẽ đánh giá 30% vụ mùa là tốt, với ước tính từ 28% đến 34%.

Việc nguồn cung cấp lúa mì toàn cầu thắt chặt do xung đột giữa Ukraine và Nga, hai nhà xuất khẩu lúa mì lớn, đã nâng cao tầm quan trọng của triển vọng sản xuất lúa mì mùa đông của Hoa Kỳ.

Kết phiên, Lúa mì kỳ hạn giảm 0.26% về mức 1.072,4 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tăng 0.91% lên mức 800,2 Cent/giạ.

Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp:

Khảo sát nhanh hồi 7h sáng nay. Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Theo đó, giá cà phê  robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.041 USD/tấn sau khi giảm 4,18% (tương đương 89 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 220,8 US cent/pound, giảm 2,86% (tương đương 6,5 cent).

Cũng trong sáng nay, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 246 yen/kg, giảm 1,99% (tương đương 5 yen/kg).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.500 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,42% (tương đương 180 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Nhóm Kim loại:

Nhóm kim loại tiếp tục đà giảm mạnh khi cả 10 sản phẩm trong nhóm đều giảm. Dẫn đầu đà giảm là Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 với mức giảm 9.78% về mức 136 USD/Tấn. Tiếp theo là nhóm kim loại trên sàn giao dịch LME với Kẽm giảm 5.27% về mức 4.220 USD/Tấn. Nhôm LME giảm 4.78% về mức 3.105 USD/Tấn. Niken LME giảm 4.19% về mức 32.505 USD/Tấn.

TIN TRONG NƯỚC:

Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% đối với một số mặt hàng phân bón để đảm bảo nguồn cung trong nước, góp phần hạ nhiệt giá phân bón.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian gần đây, giá cả các nguyên liệu sản xuất phân bón trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh do tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, cùng với diễn biến dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu sử dụng ở mức cao.

Nhiều quốc gia đã hạn chế việc xuất khẩu phân bón để giữ lại nguồn cung cho thị trường nội địa. Điều này khiến giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao.

Để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định thống nhất một mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại biểu thuế xuất khẩu, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm phân bón.

Theo đó, đối với loại phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm sẽ có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%.

Đối với mặt hàng phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế suất thuế xuất khẩu 5% như hiện hành.

Còn riêng đối với phân bón thuộc nhóm 31.01 là phân bón hữu cơ, không sử dụng tài nguyên khoáng sản, Bộ Tài chính trình Chính phủ giữ mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% như hiện hành.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *