Thị trường hàng hóa tuần qua có diễn biến đồng thuận ở 4 nhóm ngành, đà giảm giá vẫn là chủ đạo. Các cuộc đàm phán của Nga và Ukraine đang được kỳ vọng sẽ có tiến triển, điều này góp phần làm suy giảm đà tăng phi mã của các mặt hàng trước đó. Kết phiên cuối tuần chỉ số MXV Index giảm 104.39 điểm, về mức 2,891.08 điểm, tương đương mức giảm 3.48%.
Nhóm Năng lượng: Mặc dù đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần, song đà giảm mạnh từ đầu tuần vẫn khiến thị trường dầu thế giới chứng kiến tuần đi xuống thứ hai liên tiếp
Giá dầu thế giới giảm hơn 5% ngay trong phiên mở đầu tuần này (ngày 14/3) xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần trong bối cảnh thị trường hy vọng về một tiến triển ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng giữa Nga-Ukraine, một diễn biến sẽ thúc đẩy nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, lệnh cấm đi lại liên quan đến dịch COVID-19 tại Trung Quốc đang làm dấy lên nghi ngại về vấn đề nhu cầu. Xu hướng đi xuống của giá dầu thế giới kéo dài trong hai phiên liên tiếp sau đó, chạm mức thấp nhất gần ba tuần, khiến nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo rằng điều này cho thấy thị trường đang quá lạc quan rằng tình hình căng thẳng hiện tại sẽ sớm kết thúc.
Kết phiên giao dịch ngày thứ 6, giá Dầu WTI tháng 4 giảm 5.71% về mức 103.09 $/thùng. Gía Dầu Brent tháng 5 giảm 4.21% về mức 107.93 $/thùng.
Nga cho biết họ tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua Ukraine
Ngày 19 tháng 3 theo Reuters – Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga hôm thứ Bảy cho biết họ đã tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine theo yêu cầu của người tiêu dùng châu Âu. Họ cho biết các yêu cầu ở mức 106,6 triệu mét khối / ngày
Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đang lên kế hoạch tới Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào cuối tuần này nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt từ Nga.
Trong tuyên bố trước chuyến thăm, ông Habeck nhấn mạnh Qatar và UAE có vai trò quan trọng trong việc giúp Đức đảm bảo nguồn cung khí đốt trong thời gian tới. Cũng theo ông Habeck, Đức vẫn phải cần tới các nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dù đã xác
định sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang Hydro xanh. Trước đó hồi đầu tháng này, ông Habeck cũng đã tới thăm Nauy (quốc gia xuất khẩu khí đốt quan trọng) và Mỹ (nhà cung cấp LNG).
Người đứng đầu ngành kinh tế Đức bày tỏ tin tưởng các cuộc thảo luận đang tiến hành với Na Uy, Mỹ, Canada và Qatar (một trong những nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới) sẽ giúp đưa nhiều khí đốt hóa lỏng hơn đến châu Âu và Đức.
Hiện Đức và Na Uy đã nhất trí nghiên cứu khả năng xây dựng đường ống dẫn hydro giữa hai nước.
Nhóm Nông sản: Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago nhận định biến động giá sẽ trở nên trầm trọng hơn do tâm lý muốn dừng lại quan sát thị trường.
Ngoài những tác động địa chính trị, yếu tố thời tiết cũng đóng vai trò quyết định. Dự trữ ngũ cốc và hạt dầu trên toàn cầu sẽ thấp hơn nếu khu vực Bắc Bán Cầu không đạt sản lượng kỷ lục trong mùa Hè này. Ngoài ra, chất lượng mùa màng ở khu vực Nam Mỹ trong giai giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 2 cũng rất quan trọng. Giao dịch bất ổn trên thị trường nông sản diễn ra vào thời điểm Bộ Nông Nghiệp Mỹ công bố kế hoạch gieo trồng và các số liệu về dự trữ lương thực hôm 1/3.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với cán cân cung và cầu ngũ cốc toàn cầu trong dài hạn là liệu xuất khẩu ở khu vực Biển Đen có được nối lại vào nửa cuối năm 2022 hay không.
ngày 18 tháng 3 Theo Reuters – Nông dân Argentina có thể bị ảnh hưởng bởi một hiện tượng thời tiết La Nina thứ ba liên tiếp, sàn giao dịch ngũ cốc Rosario cho biết, điều này sẽ đánh dấu một cú đánh tiềm năng đối với mùa vụ 2022/23 sắp tới của quốc gia sản xuất ngũ cốc.
Mô hình khí hậu, đã gián đoạn hai mùa liên tiếp, nhìn chung khiến lượng mưa thấp hơn ở các vùng canh tác trọng điểm, điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng của nước xuất khẩu đậu nành chế biến hàng đầu và nhà xuất khẩu ngô số 2 thế giới.
“Có khả năng hợp lý là các đợt La Nina sẽ tiếp tục vào mùa đông ở Nam bán cầu”, báo cáo công bố vào cuối ngày thứ Năm cho biết, đồng thời cho biết đã 20 năm kể từ lần cuối cùng Argentina đối mặt với 3 đợt La Nina liên tiếp.
Hình thái thời tiết trên đã gây ra thiệt hại đáng kể cho đậu tương và ngô trong các vụ 2020/21 và 2021/22. Nó có thể sẽ xuất hiện trong thời kỳ mùa đông sắp tới và có thể tấn công cây lúa mì, những cây đang trải qua các giai đoạn phát triển năng suất trong thời kỳ đó.
Kết phiên cuối tuần, giá Lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 giảm 3.87% về mức 1,063.6 Cent/giạ. Ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 2.73% về mức 741.6 Cent/giạ. Đậu tương tháng 5 giảm 0.48% về mức 1,668 Cent/giạ.
Nhóm Kim loại: Thị trường Kim loại tuần qua đánh dấu sự trở lại giao dịch của Niken trên sàn giao dịch London LME sau đợt đình chỉ giao dịch do sự tăng đột biến trước đó. Có thời điểm giá Niken tăng lên hơn 100,000 $/tấn. Tuy nhiên LME thông báo hủy bỏ toàn bộ 5.000 giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra trong buổi sáng 8/3 khi giá tăng từ khoảng 50.000 lên 100.000 USD/tấn. Tổng giá trị các giao dịch bị hủy lên tới 3,9 tỷ USD.
Khi thị trường mở cửa trở lại vào ngày 16/3, mức giá tham chiếu được LME chọn là giá 48.000 USD/tấn lúc kết phiên 7/3, không phải mức 100.000 USD/tấn vì tất cả giao dịch trong buổi sáng 8/3 đã bị hủy.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá Niken đóng cửa tại mức 36,915 $/tấn.
Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp: tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.167 USD/tấn sau khi tăng 1,31% (tương đương 28 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 220,05 US cent/pound, tăng 1,83% (tương đương 3,95 US cent)
Trong niên vụ 2021 – 2022, tiêu thụ cà phê thế giới dự kiến đạt 170,3 triệu bao 60kg, tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao trong niên vụ 2020 – 2021. Trong đó, ước tính tiêu thụ cà phê của Bắc Mỹ tăng 5,4% từ 30,3 triệu bao của niên vụ 2020 – 2021 lên 31,9 triệu bao trong niên vụ 2021 – 2022.
Tiêu thụ của châu Âu cũng dự kiến sẽ tăng trở lại, với khoảng 54,2 triệu bao so với con số 52 triệu bao của niên vụ 2020 – 2021. Tiêu thụ cà phê của châu Á và châu Đại Dương trong niên vụ 2021 – 2022 tiếp tục tăng lên 40,8 triệu bao từ 39,7 triệu bao của niên vụ trước. Tuy nhiên, tiêu thụ của Mexico và Trung Mỹ cũng như tại Nam Mỹ tăng trưởng thấp khi chỉ tăng 0,3% và 0,5%. Tiêu thụ ở châu Phi ước tính tăng 2,4% lên 11,7 triệu bao trong niên vụ cà phê 2021 – 2022. Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 – 2022.
Cập nhật giá cao su, khảo sát vào thời điểm 7h sáng nay (giờ Việt Nam).
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 247,5 yen/kg, tăng 1,33% (tương đương 3,3 yen/kg)
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh lên mức 13.400 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,15% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
TIN TRONG NƯỚC:
Giá lúa vụ Đông Xuân giảm mạnh, người nông dân khó có lãi
Thời điểm này, nông dân trồng lúa tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 sớm.
Thông thường vụ lúa Đông Xuân là vụ cho năng suất lúa cao nhất trong năm. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh gây hại phát triển nên năng suất lúa giảm rất nhiều so với mọi năm.
Giá lúa hiện tại đang rất thấp; trong khi đó, chi phí sản xuất như: phân bón, nhân công lao động, tiền thuê máy móc… lại tăng cao khiến lợi nhuận sau thu hoạch của nông dân không đáng kể, thậm chí thua lỗ. Hiện, giá lúa thơm 4900 có giá 5.500 đồng/kg, giảm 700 đồng/kg so với vụ Đông Xuân năm ngoái; lúa Dẻo bầu, OM 5451… có giá từ 5.200 – 5.300 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân năm nay thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 10 triệu đồng/ha.
Nguyên nhân chủ yếu là do giá vật tư nông nghiệp, nhiên liệu, công lao động, tiền thuê máy móc tăng cao đã đẩy giá thành sản xuất lên cao, trong khi giá bán lúa tươi bán tại ruộng lại chỉ ở mức 5.200 – 5.500 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ từ 300 – 700 đồng/kg.
Trước tình trạng giá phân bón tăng cao như hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cần mạnh dạn áp dụng quy trình canh tác lúa giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM để gia tăng lợi nhuận, hạn chế sâu bệnh gây hại, ổn định năng suất lúa.
Cùng với đó, nông dân cũng cần đẩy mạnh sản xuất lúa theo phương châm “1 phải, 5 giảm” và “3 giảm, 3 tăng”; đồng thời, đẩy mạnh sản xuất lúa theo cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện cho cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho nông dân…./.