• MXV-Index -% 2,186.19
  • MXV-Index Nông sản -% 1,239.65
  • MXV-Index Năng lượng -% 3,145.70
  • MXV-Index Công nghiệp -% 2,766.79
  • MXV-Index Kim loại -% 1,856.95

Các thuật ngữ cơ bản trong phái sinh hàng hoá mà Nhà Đầu Tư cần biết

Đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư còn khá mới tại thị trường Việt Nam. Chính vì thế, có không ít các nhà đầu tư còn khá mơ hồ trong việc tìm hiểu thuật ngữ đầu tư hàng hóa chuyên dụng dành cho thị trường này. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì AIMS Futures sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay các thuật ngữ cơ bản trong phái sinh hàng hoá dưới đây:

Các thuật ngữ đầu tư hàng hóa cơ bản

1. Hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định. Việc giao nhận hàng hóa sẽ được thực hiện ở một thời điểm đã được xác định trong tương lai theo hợp đồng đã ký kết.

Đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh là hình thức đầu tư thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của các loại hàng hóa. Trong thị trường giao dịch hàng hóa có bao gồm 4 loại hợp đồng:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng tương lai
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng hoán đổi

Tuy nhiên, hiện nay tại thị trường Việt Nam, các Nhà Đầu Tư chỉ có thể giao dịch hàng hóa phái sinh dưới dạng hợp đồng tương lai hàng hóa.

Controller Definition
Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch hàng hoá phái sinh

2. Hợp đồng tương lai hàng hóa

Hợp đồng tương lai hàng hóa là hợp đồng định trước hoạt động mua hoặc bán sẽ được giao dịch tại 1 thời điểm nào đó trong tương lai (một ngày cụ thể).

Các hợp đồng hàng hóa tương lai sẽ được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa. Thông thường mục đích của 2 bên mua và bán khi ký kết hợp đồng tương lai nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao dịch hàng hóa, đề phòng giá hàng hóa biến động mạnh trong tương lai.

3. Ký quỹ hợp đồng tương lai

Là một khoản tài sản được sử dụng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

Để tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư cần phải nộp một mức ký quỹ ban đầu (ký quỹ duy trì). Đây là mức ký quỹ tối thiểu mà khách hàng phải nộp vào tài khoản giao dịch theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) khi thực hiện mở vị thế.

Financial Services Firms Update In-house Technology on a Reactive ...
Giao dịch hàng hoá phái sinh

4. Long/ Short trong đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh

Trong giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư có thể Mua hoặc Bán tùy theo xu hướng của thị trường. Từ đó hình thành nên thuật ngữ đầu tư hàng hóa: LONG – SHORT

  • Long là bên mua trong hợp đồng hàng hóa
  • Short là bên bán trong hợp đồng hàng hóa

Thuật ngữ đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh trên là một công cụ ngôn ngữ thuận tiện nhằm phản ánh kỳ vọng của 2 bên trong hợp đồng tương lai hàng hóa:

  • Bên mua: Hy vọng giá sẽ tăng
  • Bên bán: hy vọng giá sẽ giảm

5. Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh

Giao dịch hàng hoá phái sinh
Hàng hoá phái sinh

Đây là nơi mà các Nhà Đầu Tư cá nhân và tổ chức giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa. Hiện nay trên thế giới có 4 sàn giao dịch hàng hóa phái sinh tập trung nhiều nhà đầu tư và tập đoàn lớn trên thế giới: CBOT, NYMEX, ICE và TOCOM.

6. Sở giao dịch hàng hóa phái sinh

Trong các thuật ngữ đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh, nhiều Nhà Đầu Tư vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Sàn giao dịch hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa.

Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể để các nhà đầu tư có thể giao dịch hàng hóa. Tại thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư muốn giao dịch hàng hóa phái sinh cần phải tuân theo những quy định và tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

7. Giá khớp lệch

Giá khớp lệnh là giá giao dịch thành công được xác định từ kết quả khớp lệnh trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.

8. Giá thanh toán cuối cùng

Giá thanh toán cuối cùng là mức giá được xác định cuối ngày giao dịch để tính toán lãi lỗ hàng ngày của các vị thể.

9. Vị thế (vị thế mở)

Vị thế hay Vị thế mở là tổng khối lượng hợp đồng tương lai trong giao dịch hàng hóa phái sinh, các hợp đồng này là những hợp đồng chưa được thực hiện tất toán hoặc thực hiện nghĩa vụ giao nhận.

Understanding non-GAAP financial measures | Complex investments ...

10. Giới hạn vị thế

Là số lượng vị thế tối đa Nhà Đầu Tư được phép nắm giữ tại một thời điểm. Các vị thế này có thể là tổng của nhiều mặt hàng, hoặc tổng các vị thế của một mặt hàng giao dịch.

Giới hạn vị thế nhằm tránh trường hợp một Nhà Đầu Tư cá nhân hay tổ chức nắm trong tay một số lượng lớn hợp đồng tương lai hàng hóa, ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường giao dịch.

11. Bù trừ vị thế

Bù trừ vị thế là việc xác nhận chính xác số vị thế giao dịch và tiền giữa các bên tham gia giao dịch vào ngày thanh toán.

12. Ngày niêm yết

Là ngày giao dịch đầu tiên một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

13. Ngày thông báo đầu tiên (First Notice Day)

Đây có lẽ là thuật ngữ đầu tư hàng hóa vẫn còn khá xa lạ với nhiều Nhà Đầu Tư. Đồng thời, còn nhiều nhà giao dịch vẫn chưa hiểu rõ định nghĩa của thuật ngữ đầu tư hàng hóa này.

Ngày thông báo đầu tiên trong giao dịch hàng hóa là ngày thông báo thông báo đầu tiên cho giao nhận hàng thực. Nghĩa là trước ngày này, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cần phải đóng vị thế nếu không thực hiện giao nhận hàng thực. Còn các Nhà Đầu Tư giao nhận hàng thực có thể tiếp tục giữ vị thế tới ngày giao nhận hàng.

Tại thị trường Việt Nam, hiện các nhà đầu tư vẫn chưa có đủ điều kiện kho bãi để giao nhận hàng thực và hiện trên Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chỉ cho phép các Nhà Đầu Tư giao dịch trên hợp đồng tương lai hàng hóa.

Do vậy, theo quy định của MXV, tất cả các hợp đồng tương lai phải đóng trước 02 ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên. Nếu không MXV sẽ chủ động đóng vị thế cho các Nhà Đầu Tư vẫn còn giữ vị thế tới ngày thông báo đầu tiên.

14. Bước giá

Là khoản chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 mức giá. Mỗi hợp đồng tương lai sẽ có một bước giá khác nhau để tính lãi/ lỗ trong giao dịch.

15. Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Thành viên kinh doanh là thành viên pháp nhân của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Được Sở ủy quyền thực hiện các hoạt động môi giới giúp Nhà Đầu tư tham gia giao dịch hàng hóa.

Công ty TNHH AIMS Futures Việt Nam

Địa chỉ: số 8 ngõ 10 Đại Lộ Thăng Long, Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0777.06.00.99

Fanpage: https://www.facebook.com/AIMSFutures.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *